7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚ
3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện
Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần đƣợc tổ chức thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về KDDL, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động KDDL nhƣ quản lý quy hoạch, đầu tƣ, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động KDDL.... Theo đó, cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý
hoạt động KDDL phù hợp cho cấp huyện và xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch.
- Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cần có những giải pháp đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đạt hiệu quả cao nhƣ:
+ Xây dựng sologan và biểu tƣợng du lịch địa phƣơng để quảng bá, giới thiệu trên báo chí, kênh truyền hình, các ấn phẩm... Xây dựng phim tài liệu giới thiệu về đất và ngƣời Núi Thành; đƣa tin, bài, phóng sự tuyên truyền về hình ảnh, danh lam thắng cảnh, con ngƣời và văn hóa đặc sắc của Núi Thành trên Đài truyền hình Quảng Nam và truyền hình Việt Nam
+ Tham gia các hội chợ triển lãm, sự kiện du lịch của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc để học hỏi và giới thiệu hình ảnh du lịch của địa phƣơng.
+ Thiết lập và thƣờng xuyên nâng cấp trang web quảng cáo du lịch của huyện về nội dung, hình ảnh, sản phẩm du lịch...
+ Có kế hoạch giới thiệu, quảng cáo sản phẩm du lịch của Núi Thành trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là quảng cáo qua các chƣơng trình truyền hình. Trong điều kiện kinh phí còn hạn chế nên khai thác các kênh truyền hình Quảng Nam và các địa phƣơng phụ cận nhƣ Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk. Tần suất quảng cáo phải đạt 3 lần trong tuần và thời gian quảng cáo phải tối thiểu 3 tháng
+ Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức nhƣ website du lịch, báo du lịch điện tử, tƣơng mại du lịch điện tử…
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nƣớc để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trƣờng. Chú trọng đến việc liên kết với các công ty du lịch đang hoạt động ở Hội An, Tam Kỳ, Mỹ Sơn, Đà Nẵng
và Quảng Ngãi. Liên kết với các công ty du lịch Bắc Nam để nghiên cứu xây dựng điểm dừng du lịch ở Núi Thành.
+ Liên kết với UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý cho phép huyện Núi Thành tổ chức các hội nghị tổng kết, hội nghị giao ban, hội nghị tập huấn, các sự kiện thể thao, văn hoá, lễ hội lớn gắn với việc quảng bá sản phẩm du lịch Núi Thành.
+ Liên kết với các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Núi Thành và các địa phƣơng lân cận tổ chức các sinh hoạt liên hoan, tổng kết, hội thảo, gặp mặt khách hàng… tại các điểm du lịch và các khu du lịch.
+ Phòng Văn hóa - Thông tin kết hợp với phòng Giáo Dục triển khai chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng du lịch, tổ chức các cắm trại, sinh hoạt cộng đồng tại các địa điểm trong hoặc lân cận điểm du lịch, khu du lịch. Chú trọng đến việc sử dụng không gian rộng lớn của khu di tích Chiến Thắng Núi Thành.
+ Kết hợp với các ngành liên quan đảm bảo trong việc vận chuyển, tiếp nhận khách, tổ chức triển lãm, giới thiệu quảng bá, tổ chức các sự kiện thu hút khách, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về các thủ tục xuất nhập cảnh và các thủ tục đi lại, thủ tục hải quan trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, địa phƣơng.
- Phòng Văn hóa thông tin huyện cần có giải pháp tạo môi trƣờng du lịch thân thiện và tin cậy:
+ Đối với các cơ sở dịch vụ nhỏ lẻ: Cần phải thực hiện sự bình đẳng về giá cả dịch vụ đối với khách lạ lẫn khách quen. Thậm chí tính giá theo lợi thế chi phí thấp so mặt bằng giá địa phƣơng để dần dần hình thành đƣợc địa điểm có du lịch rẻ.
+ Chất lƣợng dịch vụ phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho du khách. Đây là yêu cầu đặc biệt phải chú trọng đối với khách du lịch. Thái độ hài lòng của khách du lịch khi đến một địa điểm nào đó phụ thuộc rất nhiều vào an ninh trật tự xã hội, yên tâm về chi phí, an toàn về ẩm thực, tự do và yên tâm về thụ các sản phẩm du lịch.
+ Tạo môi trƣờng xã hội thân thiện và cởi mở đối với khách du lịch. Thực hiện các hình thức tuyên truyền nhằm làm tăng ý thức giao tiếp lịch sự, vui vẻ với khách du lịch. Hình thành đƣợc tinh thần thái độ của dân cƣ luôn luôn nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ du khách khi gặp khó khăn.
+ Xây dựng môi trƣờng tự nhiên trong lành: Tổ chức tốt công tác thu gom và xử lý rác thải, ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng. Đầu tƣ cải tạo môi trƣờng sinh thái, tạo đƣợc cảnh quan thiên nhiên đẹp góp phần làm tăng giá trị của du lịch.
+ Tăng cƣờng cung cấp thông tin, hƣớng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở các trung tâm của từng cụm du lịch.
- Phòng Y tế huyện cần có giải pháp tăng cƣờng về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trở thành vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm, việc này đặc biệt ảnh hƣởng đến ngành du lịch, mà trực tiếp là các cơ sở KDDL. Trong quá trình đi du lịch, du khách không chỉ khám phá các giá trị tài nguyên thiên nhiên mà còn khám phá, thƣởng ngoạn các giá trị văn hóa ẩm thực. Đối với huyện Núi Thành, là nơi có nhiều khu, điểm du lịch thiên nhiên cùng những resort sang trọng tuy chƣa phát triển nhiều và thu hút khách du lịch cao nhƣng vấn đề về an toàn thực phẩm càng trở nên bức thiết
sức khỏe cho du khách mà còn góp phần giữ vững và duy trì tăng trƣởng của ngành dịch vụ du lịch. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm, Phòng y tế huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thƣờng xuyên tổ chức những đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch nhƣ:
+ Tăng cƣờng công tác quản lý trên cơ sở tham mƣu UBND huyện ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch; yêu cầu các cơ sở KDDL cam kết thực hiện các quy định đã đề ra về nguồn nguyên liệu thực phẩm đảm bảo chất lƣợng, điều kiện vệ sinh các trang thiết bị dụng cụ, môi trƣờng và nhân viên phục vụ.
+ Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Có chế tài xử lý phù hợp đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định, có thể gây hoặc đã gây ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch, ảnh hƣởng đến uy tín và hình ảnh của ngành Du lịch huyện.
+ Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tập huấn các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở KDDL, đặc biệt là những ngƣời chế biến món ăn và phục vụ món ăn cho du khách.
+ Tăng cƣờng kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm và nguồn nƣớc sử dụng tại doanh nghiệp. Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn; nguồn nƣớc phải đƣợc định kỳ kiểm nghiệm ít nhất 6 tháng/lần;
+ Kiểm soát rác thải. các cơ sở kinh doanh phải có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải; dụng cụ chứa đựng chất thải phải kín, có nắp đậy và đƣợc thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; nƣớc thải đƣợc thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trƣờng.