7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch huyện Núi Thành
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội của huyện
- Phát triển du lịch góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
- Quản lý chặt chẽ tài nguyên du lịch, đầu tƣ phát triển theo quy hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch hợp lý, có tính độc đáo, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch của huyện.
- Phát triển du lịch theo hƣớng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cƣờng công tác quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn; phát huy thế mạnh của huyện có đầy đủ các đặc trƣng miền núi, miền biển và miền đồng bằng; tăng cƣờng liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phƣơng trên cả nƣớc.
- Tăng đầu tƣ hạ tầng du lịch tƣơng xứng với tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là hạ tầng tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Tiếp tục đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại các điểm du lịch đã và đang khai thác. Kêu gọi thu hút các dự án đầu tƣ du lịch mới đặc biệt các dự án mang tính chiến lƣợc, các dự án động lực để thu hút khách.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp với thị trƣờng và mục tiêu của tỉnh. Tăng cƣờng liên kết vùng, xã hội hóa công tác quảng bá xúc tiến du lịch.
- Cụ thể hóa Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Núi Thành đến năm 2020, định hƣớng 2030.
3.1.4. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch huyện Núi Thành
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN về KDDL. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, QLNN về hoạt động KDDL của huyện Núi Thành cần hƣớng vào việc hoàn thiện chiến lƣợc, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Vấn đề cần quan tâm trong QLNN về hoạt động KDDL ở huyện Núi Thành là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ƣơng vào điều kiện đặc thù của địa phƣơng, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong QLNN đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay.
- Hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KDDL gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tƣ duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển KT-XH của huyện. Đổi mới nhận thức và đổi mới tƣ duy kinh tế trƣớc hết phải làm cho mọi ngƣời nhận thức đƣợc vai trò của du lịch trong sự phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH. Theo xu hƣớng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặt khác, du lịch đƣợc coi là một ngành "công nghiệp không khói", nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của ngƣời dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- QLNN trong lĩnh vực du lịch phải đáp ứng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển KT-XH chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH – HĐH.
- Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện QLNN về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy QLNN về kinh tế nói chung và
chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lƣợng dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp, cơ sở KDDL.