Xây dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan

1.2.1. Xây dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, huyện không xây dựng chiến lƣợc quy hoạch mà trách nhiệm thực hiện QLNN về du lịch của huyện bao gồm: cụ thể hóa chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch của Nhà nƣớc cho phù hợp với thực tế tại địa phƣơng và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng tại khu du lịch, điểm du lịch...

a. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch

- Theo luật Quy hoạch số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009, quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nƣớc phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

- Quy hoạch phát triển du lịch là: thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lƣợc về thời gian, không gian lãnh thổ, xây dựng khung về tổ chức không gian để chủ động hƣớng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Do vậy, quy hoạch là tiền đề cho việc xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình.

- Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc đƣợc sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

- Kế hoạch phát triển du lịch là một công cụ quản lý của nhà nƣớc theo mục tiêu, đƣợc thể hiện bằng những mục tiêu định hƣớng phát triển du lịch phải đạt đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phƣơng, đồng thời đƣa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt đƣợc những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất.

b. Nội dung bản quy hoạch

- Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng;

- Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển du lịch, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trƣờng du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch: Phải tìm ra các tiềm năng và đánh giá đƣợc thực trạng phát triển của vùng quy hoạch.

- Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phƣơng án phát triển du lịch;

- Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch;

- Xác định danh mục các khu vực, các dự án ƣu tiên đầu tƣ; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực cho du lịch;

- Đánh giá tác động môi trƣờng, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng;

- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Ngoài những nội dung quy định trên, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn có các nội dung chủ yếu sau:

- Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; phƣơng án sử dụng đất;

- Xác định danh mục các dự án đầu tƣ và tiến độ đầu tƣ; - Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng;

- Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch: cần nhấn mạnh đến việc xác định và tổ chức bảo đảm các nguồn lực, nhƣ: vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ để thực hiện, trong đó nhấn mạnh đến các chƣơng trình dự án ƣu tiên và bảo đảm nguồn lực cho các chƣơng trình đó.[29]

c. Quy trình xây dựng quy hoạch

Theo luật Quy hoạch ngày 24/11/2017 của Quốc Hội thì quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch đƣợc quy định nhƣ sau:

Bƣớc 1: Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu Bƣớc 2: Xử lý, phân tích, tổng hợp tƣ liệu, số liệu

Bƣớc 3: Xây dựng và lựa chọn phƣơng án quy hoạch, kế hoạch

Bƣớc 4: Xây dựng báo cáo quy hoạch, kế hoach và các bản đồ quy hoạch Bƣớc 5: Tham vấn ý kiến các bên liên quan

Bƣớc 6: Thẩm định quy hoạch, kế hoạch

Bƣớc 7: Trình HĐND huyện phê duyệt quy hoạch, kế hoạch

- Đối với bƣớc 5: Tiến hành tham vấn ý kiến của các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch đầu tƣ, Sở Tài chính; UBND cấp xã, Hiệp hội du lịch, Doanh nghiệp du lịch và Cộng đồng dân cƣ (tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể)…. bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hội nghị, hội thảo.

- Đối với bƣớc 7: Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập Hội đồng thẩm định để thẩm định quy hoạch, kế hoạch theo các quy định tại Thông tƣ số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về hƣớng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.[29]

d. Tiêu chí đánh giá

- Tỷ lệ thực hiện thực tế so với kế hoạch đề ra. Nếu tỷ lệ thực hiện không đúng với kế hoạch thì kế hoạch đó xây dựng quá cao hoặc tỷ lệ thực hiện vƣợt quá kế hoạch thì kế hoạch đó xây dựng quá thấp.

- Mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với quy hoạch phát triển du lịch. Nếu quy hoạch đƣợc ngƣời dân ủng hộ thì công tác triển khai quy hoạch sẽ đƣợc nhanh chóng nhƣ ủng hộ về công tác giải phóng mặt bằng, chủ trƣơng chính sách. Nếu quy hoạch không đƣợc ngƣời dân ủng hộ thì quy hoạch đó sẽ khó đƣợc thực hiện bởi khó nhận đƣợc sự đồng tình của ngƣời dân có thể quy hoạch đó ảnh hƣởng mạnh đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)