Triển khai thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 40)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan

1.2.3. Triển khai thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt

hoạt động kinh doanh du lịch

a. Nội dung triển khai thực hiện

- Trên cơ sở chính sách phát triển du lịch đƣợc phê duyệt thì cơ quan nhà nƣớc cấp huyện có trách nhiệm tuyên truyền, công bố và phổ biến các chính sách pháp luật đến các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện.

- Tuyên truyền cho các cán bộ công chức viên chức quản lý về du lịch, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đối thoại, tập huấn về nội dung chính sách, quy định về du lịch, hƣớng đến mô hình du lịch bền vững. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trƣờng du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.[21]

b. Quy trình thực hiện chính sách, quy định

Quy trình triển khai thực hiện chính sách, quy định

- Bƣớc 1: Thành lập ban chỉ đạo, bộ phận làm công tác triển khai.

- Bƣớc 1: Công bố, công khai các chính sách, quy định thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc và các UBND cấp xã.

- Bƣớc 2: Ban chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, công khai đến các ngƣời dân, doanh nghiệp nhƣ đăng báo, đài truyền thanh, tổ chức hội nghị...

- Bƣớc 3: Xây dựng quy chế phối hợp quản lý chính sách về phát triển du lịch để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành.

- Bƣớc 4: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chính sách, quy định.

- Bƣớc 5: Định kỳ sơ kết, tổng kết quá trình triển khai chính sách, quy định, đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục.[21]

Quy trình cấp phép đăng ký kinh doanh du lịch

- Bƣớc 1: Cá nhân, ngƣời đại diện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký kinh doanh, giấy chứng minh nhân dân, đối với những ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề thì kềm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân đó.

- Bƣớc 2: Nếu hồ sơ đủ điều kiện xử lý, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận, trao phiếu biên nhận hồ sơ cho ngƣời nộp hồ sơ. Mỗi hồ sơ hợp lệ sẽ có phiếu kiểm soát quá trình trong quá trình tác nghiệp, trình ký.

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện xử lý, bộ phận tiếp nhận hƣớng dẫn đầy đủ 01 lần và viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho ngƣời nộp hồ sơ.

- Bƣớc 3: Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ nhằm đảm bảo đúng hẹn thời gian giao trả cho công dân. Ngƣời tác nghiệp hồ sơ phải ký vào phiếu kiểm soát quá trình và chịu trách nhiệm đối với hồ sơ do mình xử lý. Trong thời gian 03 ngày làm việc phải soạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trình lãnh đạo phòng ký, đóng dấu. Sau đó chuyển kết quả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng thời gian quy định.

- Bƣớc 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm nhận kết quả và trả kết quả giải quyết cho ngƣời đại diện kinh doanh khi ngƣời địa diện kinh doanh xuất trình giấy biên nhận và nộp lệ phí theo quy định.[21]

Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.

- Bƣớc 2: Thẩm xét hồ sơ. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ.

- Bƣớc 3: Thẩm định cơ sở kinh doanh. Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở.

- Bƣớc 4: Cấp giấy chứng nhận

+ Trƣờng hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở

+ Trƣờng hợp cơ sở chƣa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện, biên bản phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhƣng không quá 15 ngày

+ Trƣờng hợp cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phƣơng để giám sát và yêu cầu cơ sở không đƣợc hoạt động cho đến khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận.[3]

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

- Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC; Bản phô tô giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy do công an tỉnh cấp; Bản thống kê các phƣơng tiện phòng cháy, chữa cháy, thiết bị cứu ngƣời đã đƣợc trang bị; Phƣơng án chữa cháy.

- Bƣớc 2: Thâm duyệt hồ sơ. Trong thời gian 18 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở về điều kiện phòng cháy chữa cháy.

- Bƣớc 3: Cấp giấy chứng nhận.

+ Trƣờng hợp cơ sở đủ điều kiện về PCCC theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở

+ Trƣờng hợp cơ sở chƣa đủ điều kiện về PCCC và phải chờ hoàn thiện, biên bản phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhƣng không quá 30 ngày.[21]

c. Tiêu chí đánh giá

- Mức độ hài lòng của ngƣời dân về thực hiện thủ tục hành chính.

- Chính sách, quy định về kinh doanh du lịch có đƣợc nhiều ngƣời dân biết. Nếu chính sách ban hành đƣợc công bố, tuyên truyền rộng rãi thì sẽ đƣợc các nhà đầu tƣ tìm đến để đầu tƣ vào huyện, còn nếu không đƣợc tuyên truyền rộng rãi thì coi nhƣ chính sách đó không đạt hiệu quả cao.

1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực kinh doanh du lịch là việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, quy định của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch nhƣ vi phạm quy định về kinh doanh lƣu trú, ví dụ: hét giá phòng khách sạn, tiêu chuẩn phòng chƣa đạt với yêu cầu đã đăng ký; vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành ví dụ nhƣ: sử dụng phƣơng tiện du lịch không đạt tiêu chuẩn,hƣớng dẫn viên du lịch chƣa đƣợc cấp phép hoạt động...

Theo Luật du lịch, UBND cấp huyện có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm một số lĩnh vực nhƣ kinh doanh lƣu trú, kinh doanh lữ hành, vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh du lịch, kiểm tra giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

a. Nội dung thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Lĩnh vực kinh doanh lưu trú

Công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực kinh doanh lƣu trú đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Nội dung kiểm tra nhƣ sau:

- Việc thực hiện thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nơi đặt cơ sở lƣu trú du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lƣu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động.

- Việc thực hiện không đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định (nhƣ việc thông báo tạm trú tạm vắng, thay đổi tên ngƣời đứng đầu cơ sở lƣu trú...).

- Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lƣu trú du lịch.

- Không gắn biển hạng cơ sở lƣu trú du lịch sau khi đƣợc xếp hạng. - Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lƣu trú du lịch. - Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định. - Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định.

Lĩnh vực kinh doanh lữ hành

Công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực kinh doanh lữ hành đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Nội dung kiểm tra nhƣ sau:

- Việc thực hiện thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh.

- Sử dụng ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

- Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định.

- Sử dụng hƣớng dẫn viên du lịch dùng thẻ hƣớng dẫn viên du lịch hết hạn để hƣớng dẫn cho khách du lịch hoặc dùng thẻ hƣớng dẫn viên du lịch nội địa để hƣớng dẫn cho khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài.

- Sử dụng phƣơng tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định.

- Sử dụng ngƣời không có thẻ hƣớng dẫn viên du lịch để hƣớng dẫn cho khách du lịch.

- Sử dụng ngƣời nƣớc ngoài làm hƣớng dẫn du lịch tại Việt Nam.

- Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên đã đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.

Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh du lịch

Theo Thông tƣ số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y Tế về quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, nội dung thanh tra, kiểm tra gồm:

- Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của ngƣời trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tƣơng đƣơng.

- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; ngƣời trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nƣớc; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lƣu mẫu; các quy định khác có liên quan

- Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trƣờng hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Y tế hƣớng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Quy trình thanh tra, kiểm tra

- Bƣớc 1: Hằng năm huyện căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh du lịch, kết quả hoạt động kiểm tra kỳ trƣớc và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên xây dựng kế hoạch về nội dung và kinh phí.

- Bƣớc 2: Ban hành quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra tại các cơ sở. - Bƣớc 3: Lập và ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra.

- Bƣớc 4: Tổ chức họp Đoàn kiểm tra và thông báo kế hoạch kiểm tra. - Bƣớc 5: Tiến hành kiểm tra tại các cơ sở, lập biên bản, họp kết thúc và thông báo kết quả kiểm tra.

- Bƣớc 6: Tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo cho UBND cấp huyện. - Bƣớc 7: Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra.

Ngoài ra, UBND huyện còn xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất vào các dịp lễ, tết, kiểm tra đối với những cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Và tham gia đoàn kiểm tra của Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh.[5]

c. Quy trình xử lý vi phạm

- Bƣớc 1: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm và sau đó có thể tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản.

- Bƣớc 2: Đối với các hành vi vi phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời thực hiện công việc xác minh tình tiết của vụ việc và xác minh giá trị tang vật.

- Bƣớc 3: Ngƣời có thẩm quyền xử phạt sẽ tiếp nhận việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra.

- Bƣớc 4: Trƣờng hợp không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt vi phạm.[5]

d. Tiêu chí đánh giá

- Thời gian thanh tra, kiểm tra có hợp lý, có ngăn chặn kịp thời các vi phạm liên quan đến kinh doanh du lịch.

- Tỷ lệ vi phạm hậu kiểm tra có vi phạm trở lại không. Nếu không vi phạm trở lại thì việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có hiệu quả, nếu tiếp tục vi phạm trở lại thì cần phải có biện pháp mạnh hơn để chấn chỉnh tình trạng vi phạm này.

- Thái độ và hành vi của ngƣời thanh tra đối với cơ sở KDDL. Thái độ làm việc của cán bộ QLNN có lịch sự, văn minh. Có hƣớng dẫn giải pháp khắc phục sau khi kiểm tra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 40)