Xây dựng và triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan

1.2.2. Xây dựng và triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực

quản lý kinh doanh du lịch

Theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng, công tác xây dựng ban hành chính sách thì chỉ có cấp tỉnh trở lên mới ban hành, đối với đề tài này phạm vi QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch ở cấp huyện nên huyện chỉ triển khai các chính sách và xây dựng các quy định, cấp phép một số lĩnh vực liên quan về kinh doanh du lịch nhƣ:

- Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh karaoke, dịch vụ ăn uống, kinh doanh lữ hành.

- Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC.

a. Khái niệm chính sách, quy định

- Chính sách là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nƣớc nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện

cầm quyền. Chính sách gồm nhiều loại nhƣ chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, vay vốn,... [10]

- Quy định là những quy tắc, chuẩn mực trong xử sự; những tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, kỹ thuật đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ. Quy định kinh doanh du lịch gồm có quy định về cấp phép kinh doanh lƣu trú, về xếp hạng khách sạn, quy định về cấp giấy chứng nhận VSATTP, PCCC... [13]

b. Nội dung ban hành chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch

Theo điều 6, Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 thì nội dung chính sách trong lĩnh vực du lịch gồm:

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tƣ phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích, ƣu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nƣớc và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào các lĩnh vực phát triển du lịch, bao gồm: bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trƣờng du lịch; tuyên truyền, quảng bá du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, đầu tƣ, xây dựng sản phẩm du lịch mới; hiện đại hoá hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phƣơng tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lƣu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.

- Bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trƣờng du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lƣu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.

- Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hƣởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài.[27]

c. Quy trình ban hành quy định thủ tục hành chính

- Bƣớc 1: Dự thảo thủ tục hành chính. Bƣớc này do các cơ quan chuyên môn thuộc huyện và UBND cấp xã thực hiện;

- Bƣớc 2: Cơ quan soạn thảo tổng hợp tình hình, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phƣơng liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đƣờng lối, chủ trƣơng, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;

- Bƣớc 3: Tổ chức nghiên cứu xây dựng dự thảo thủ tục hành chính;

- Bƣớc 4: Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quy định để lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, tập hợp ý kiến;

- Bƣớc 5: Phòng Tƣ pháp chỉnh lý dự thảo quy định thủ tục hành chính trƣớc khi trình UBND huyện, chủ tịch huyện;

d. Tiêu chí đánh giá

- Mức độ hài lòng của ngƣời dân về nội dung của chính sách sẽ giúp cho cơ quan QLNN biết đƣợc chính sách, quy định ban hành có tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc kinh doanh du lịch. Và từ đó đề ra các giải pháp nhằm giúp việc ban hành chính sách đem lại lợi ích cho tổ chức, các nhân kinh doanh du lịch và tạo thuận lợi cho việc quản lý của Nhà nƣớc đƣợc hiệu quả.

- Tình kịp thời của việc ban hành chính sách, quy định. Việc ban hành chính sách, quy định có mang tính kịp thời giúp cho tổ chức, cá nhân đƣợc hƣởng những ƣu đãi nhằm thu hút đầu tƣ vào huyện Núi Thành khi du lịch huyện đang trong quá trình tiềm năng.

- Các chính sách, quy định ban hành đã thu hút đƣợc bao nhiêu cá nhân, tổ chức vào đầu tƣ kinh doanh du lịch tại huyện Núi Thành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)