7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế nƣớc ta phát triển chƣa cao, trình độ khoa học - công nghệ còn rất hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nƣớc về kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chƣa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về du lịch ở các địa phƣơng. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. QLNN trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Các chính sách quy định về các tiêu chuẩn chất lƣợng các sản phẩm du lịch còn mang yếu tố chung chung chƣa có quy định riêng đối với các điều kiện đặc thù của huyện.
- Nguồn vốn nhà nƣớc dành cho đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tƣ phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tƣ bị chậm tiến độ.
- Nhân sự quản lý còn thiếu và ít, chƣa có công chức đảm nhận riêng về lĩnh vực du lịch mà là kiêm nhiệm nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác.
- Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức. Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, kinh phí đầu tƣ cho quảng bá, xúc tiến còn hạn chế; Các đơn vị KDDL còn thụ động trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ.
- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở, doanh nghiệp KDDL chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Phƣơng thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa tạo đƣợc sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp.
- Chế tài xử lý mang tính cả nể, nhắc nhở.
- Chƣa áp dụng triệt để khoa học công nghệ vào quá trình QLNN đối với hoạt động KDDL.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chấp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp KDDL trong phát triển nguồn nhân lực chƣa chặt chẽ.
- Cơ sở vật chất và kỹ thuật kinh doanh tại các điểm du lịch còn mang tính tự phát, hạn chế chƣa đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, luận văn đã phân tích, đánh giá những đặc điểm ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, bao gồm: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; đặc điểm về kinh tế - xã hội; đặc điểm về môi trƣờng và thể chế pháp luật; đặc điểm về khoa học – công nghệ cũng nhƣ tình hình phát triển ngành du lịch huyện Núi Thành. Qua phân tích các đặc điểm trên, có thể đánh giá tiềm năng để phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Núi Thành là rất lớn, đòi hỏi công tác QLNN về kinh doanh du lịch phải ngày càng đƣợc nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.
Cũng trong chƣơng này, luận văn đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng công tác QLNN về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Núi Thành trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, trong đó tập trung vào các nội dung nhƣ sau: công tác xây dựng, ban hành chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch; công tác xây dựng, triển khai các chính sách, quy định QLNN trong hoạt động KDDL; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trên cơ sở phân tích, khảo sát các nội dung trên, luận văn đã đƣa ra những đánh giá tổng thể về những thành công, hạn chế và nguyên nhân kìm hãm về QLNN trong lĩnh vực KDDL của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
Căn cứ đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động KDDL trong thời gian qua, đồng thời vận dụng những kiến thức lý luận đƣợc khái quát, hệ thống hóa trong chƣơng I, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp mang tính cơ bản góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động KDDL trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các dự báo
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nƣớc thì ngành công nghiệp không khói đã có nhiều sự thay đổi nhằm phù hợp hơn với chiến lƣợc phát triển kinh tế không chỉ riêng nƣớc ta mà đối với tất cả các nƣớc trên thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Việc đề ra chiến lƣợc phát triển kinh tế trong đó có vai trò quan trọng của ngành du lịch là điều vô cùng cần thiết. Việc đƣa đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ theo hƣớng hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững, với các mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động KDDL không chỉ riêng huyện Núi Thành mà còn đối với tỉnh Quảng Nam trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Điều này thể hiện vai trò to lớn của Nhà nƣớc, cụ thể đƣợc biểu hiện thông qua một số mặt nhƣ:
+ Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
+ Quảng bá xúc tiến du lịch và phát triển thị trƣờng khách du lịch + Phát triển không gian du lịch
+ Phát triển nguồn nhân lực du lịch + Đầu tƣ phát triển du lịch
Trong đó cùng với lƣợng khách du lịch đến Núi Thành đến năm 2020 đạt khoảng 100.000 lƣợt, tốc độ tăng trƣởng trung bình hằng năm giai đoạn 2015 - 2020 là 11,5%/ năm; đến năm 2030 đạt khoảng 150.000 lƣợt, tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2020 - 2030 là 18,6%/ năm. Phấn đấu doanh thu du lịch và dịch vụ du lịch năm 2020 đạt khoảng 53 tỷ đồng; năm 2030 đạt khoảng 142 tỷ đồng. Thông qua hoạt động KDDL sẽ đào tạo ngành nghề cho 3000 lao động; tạo công ăn việc làm cho từ 3.200 đến 3.500 lao động. GRDP du lịch đạt từ 10 - 15% trong tổng GRDP toàn huyện vào năm 2020 và đạt từ 20 - 30% trong tổng GRDP toàn huyện vào năm 2030. Tổng cơ sở lƣu trú vào năm 2020: 80 cơ sở với 5000 phòng vào năm 2030 đạt 110 cơ sở với 7000 phòng. Giai đoạn 2020-2030 nhu cầu vốn xây dựng lƣu trú khoảng 110 tỷ đồng; đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 10 tỷ đồng và đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch 200 tỷ đồng.
Thông qua một số dự báo về quá trình phát triển của hoạt động KDDL của huyện Núi Thành trong giai đoạn tới đã khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực này trong chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng. Trƣớc những dự báo mang tính quan trọng nhƣ trên cần thiết các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần có sự phối hợp một cách đồng bộ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của hoạt động KDDL trên địa bàn huyện Núi Thành. Qua đó, thực hiện tốt và cụ thể hoạt động này sao có hiệu quả trong thực tế trên tất cả các phƣơng diện từ chính sách đến thủ tục hành chính, …Từ đó đảm bảo cho hoạt động QLNN về vấn đề này một cách chặt chẽ đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở KDDL có điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh sao có hiệu quả.
3.1.2. Các văn bản pháp lý
Đối với vấn đề QLNN về Du lịch nói chung và KDDL nói riêng ở nƣớc ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận đƣợc nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng đƣợc sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn; ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực KDDL; đề cao trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền xử lý cũng nhƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cƣờng trật tự kỷ cƣơng trong QLNN, quản lý xã hội đối với vấn đề KDDL trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Một số văn bản pháp lý quy định về lĩnh vực này nhƣ sau:
- Luật du lịch năm 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện và chức năng nhiệm vụ quyền hạn của phòng VH-TT thuộc UBND cấp huyện.
- “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 2350/QĐ-TTg phê duyệt Ngày 24/12/2014.
- “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hƣớng 2020” đã đƣợc HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VII, kỳ họp thứ 21 thông qua theo quyết định số: Số: 145/2009/NQ-HĐND, ngày 22/7/2009.
- Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về chính sách ƣu đãi phát triển du lịch miền núi và hải đảo.
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch huyện Núi Thành
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội của huyện
- Phát triển du lịch góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
- Quản lý chặt chẽ tài nguyên du lịch, đầu tƣ phát triển theo quy hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch hợp lý, có tính độc đáo, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch của huyện.
- Phát triển du lịch theo hƣớng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cƣờng công tác quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn; phát huy thế mạnh của huyện có đầy đủ các đặc trƣng miền núi, miền biển và miền đồng bằng; tăng cƣờng liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phƣơng trên cả nƣớc.
- Tăng đầu tƣ hạ tầng du lịch tƣơng xứng với tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là hạ tầng tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Tiếp tục đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại các điểm du lịch đã và đang khai thác. Kêu gọi thu hút các dự án đầu tƣ du lịch mới đặc biệt các dự án mang tính chiến lƣợc, các dự án động lực để thu hút khách.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp với thị trƣờng và mục tiêu của tỉnh. Tăng cƣờng liên kết vùng, xã hội hóa công tác quảng bá xúc tiến du lịch.
- Cụ thể hóa Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Núi Thành đến năm 2020, định hƣớng 2030.
3.1.4. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch huyện Núi Thành
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN về KDDL. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, QLNN về hoạt động KDDL của huyện Núi Thành cần hƣớng vào việc hoàn thiện chiến lƣợc, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Vấn đề cần quan tâm trong QLNN về hoạt động KDDL ở huyện Núi Thành là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ƣơng vào điều kiện đặc thù của địa phƣơng, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong QLNN đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay.
- Hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KDDL gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tƣ duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển KT-XH của huyện. Đổi mới nhận thức và đổi mới tƣ duy kinh tế trƣớc hết phải làm cho mọi ngƣời nhận thức đƣợc vai trò của du lịch trong sự phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH. Theo xu hƣớng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặt khác, du lịch đƣợc coi là một ngành "công nghiệp không khói", nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của ngƣời dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- QLNN trong lĩnh vực du lịch phải đáp ứng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển KT-XH chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH – HĐH.
- Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện QLNN về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy QLNN về kinh tế nói chung và
chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lƣợng dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp, cơ sở KDDL.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện Núi Thành triển du lịch trên địa bàn huyện Núi Thành
Khẳng định vai trò quan trọng của công tác xây dựng, ban hành chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện Núi Thành nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, góp phần duy trì ổn định và phát triển sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện thì cần thiết có những giải pháp về vấn đề này, cụ thể:
Một là, việc xây dựng công tác quy hoạch phát triển trên địa bàn huyện cần thiết đƣợc thực hiện theo nhiều giai đoạn, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và các địa phƣơng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng,