Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 85 - 90)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT

2.2.5. Tổ chức thực hiện

Hệ thống tổ chức quản lý KDDL trên địa bàn huyện Núi Thành đƣợc xây dựng và đƣợc UBND huyện Núi Thành quản lý, trong đó phòng Văn hóa – Thông Tin là cơ quan thƣờng trực. Phòng Văn Hóa – Thông Tin chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan, UBND cấp xã tham mƣu, đề xuất UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo trong hoạt động quản lý KDDL nói chung, bổ sung Quy hoạch hệ thống cơ sở KDDL theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, huyện Núi Thành chủ động tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý; rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế triển khai thực hiện.

Ở huyện phòng Văn hóa – Thông tin là cơ quan chuyên môn đƣợc UBND huyện giao tổ chức thƣc hiện QLNN về lĩnh vực KDDL với nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực du lịch nhƣ sau:

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chƣơng trình phát triển du lịch; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực QLNN về du lịch.

- Trình Chủ tịch UBND cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt; hƣớng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp du lịch.

- Tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các Chƣơng trình, Kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Hƣớng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

- Giúp UBND cấp huyện QLNN đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; hƣớng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển hoạt động du lịch của huyện

- Chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện về thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực KDDL theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của UBND huyện.

- Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, thị trấn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động KDDL của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin lƣu trữ phục vụ công tác QLNN về lĩnh vực du lịch

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất về tình hình hoạt động du lịch với Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.

Ngoài ra, còn có sự phối hợp của các phòng chuyên môn, ngành liên quan của huyện để tổ chức thực hiện QLNN về lĩnh vực KDDL, gồm những phòng chuyên môn, các ngành sau:

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin – Du lịch tham mƣu UBND huyện phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của

ngân sách trung ƣơng, tỉnh, huyện và nguồn vốn từ hợp pháp khác để triển khai thực hiện QLNN về KDDL và triển khai thực hiện các Quy hoạch, Kế hoạch, Chƣơng trình, Đề án thuộc lĩnh vực du lịch. Thẩm định, thẩm tra, bố trí các nguồn vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch theo dự toán kế hoạch đã đƣợc UBND huyện thông qua. Đồng thời phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mƣu UBND huyện cấp giấy đăng ký KDDL đối với các cơ sở KDDL đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.

- Phòng Tài nguyên – Môi trƣờng: Chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa – Thông tin và Du lịch về quản lý thực hiện kế hoạch sử dụng đất cho phát triển du lịch. Kết hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các cơ sở KDDL về ô nhiễm môi trƣờng.

- Phòng Y tế: Chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa – Thông tin và Du lịch tham mƣu UBND huyện cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các cơ sở KDDL về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Công an: Chủ trì, phối hợp với các phòng , ban liên quan tham mƣu cấp phép về phòng cháy chữa cháy; đảm bảo an ninh trật tự. Hỗ trợ đoàn công tác của huyện thanh tra kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trƣờng...

Trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch đã đƣợc thông qua, phòng Văn hóa – Thông tin và Du lịch huyện tổ chức buổi công bố quy hoạch du lịch đến ngƣời dân tại địa phƣơng nằm trong quy hoạch nhằm xin ý kiến về tính khả thi của dự án.

Đã thành lập Ban quản lý, đội cứu hộ, cứu nạn giữ gìn an ninh trật tự và đội vệ sinh môi trƣờng tại bãi Biển Rạng. Lập quy hoạch và xây dựng phƣơng

gồm các hạn mục: nhà điều hành, trạm quan sát, khu tắm nƣớc ngọt, các hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác.

Đã lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch xã đảo Tam Hải gắn với phát triển du lịch huyện Núi Thành. Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trƣờng và các doanh nghiệp thực hiện chƣơng trình khảo sát giá trị di sản địa chất tại xã Tam Hải và Tam Quang.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông và công ty tàu cao tốc An Di khảo sát, lập quy hoạch sử dụng cảng cá An Hòa tại xã Tam Giang để làm Cảng du lịch và sớm lập dự án đƣa tàu cao tốc đi tuyến An Hòa - Lý Sơn.

Năm 2015 đến nay việc thực hiện các TTHC về du lịch thông qua cơ chế một cửa tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và công sức của ngƣời dân.

Tuyên truyền, phổ biến các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định về du lịch cho các tổ chức, cá nhân thông qua việc đăng trên công thông tin điện tử huyện Núi Thành, truyền thanh, truyền hình qua các bản tin đƣợc đài truyền hình Quảng Nam phát sóng trên kênh truyền hình địa phƣơng mỗi tháng 2 lần.

Công tác quảng bá, tuyên truyền các chƣơng trình xúc tiến của phòng VH- TT, qua các đợt khảo sát du lịch của các công ty lữ hành, các báo, tạp chí và phòng nghiệp vụ du lịch thuộc Sở. Huyện Núi Thành cũng đã đầu tƣ xuất bản các ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch nhƣ phát hành các ấn phẩm: “Núi Thành - điểm đến du lịch”, “Núi Thành - Di tích và Danh thắng”, “Núi Thành - Ngày ấy bây giờ”, đầu tƣ tổ chức sự kiện văn hóa, chính trị long trọng, có sức quảng bá nhân các ngày lễ, các sự kiện trọng đại của huyện và quốc gia.

Tiếp thu, quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch, huyện Núi Thành đã cụ thể hóa và phối hợp các ngành

thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể quần chúng nhân dân trong huyện, nhất là các đơn vị KDDL và các địa phƣơng có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trƣơng, chính sách này, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH, góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân tại địa phƣơng; song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cƣ cũng đƣợc nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc KDDL đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ và khai thác; chất lƣợng phục vụ du khách đƣợc nâng lên một bƣớc; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm. Tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ KDDL những quy định của pháp luật về du lịch; thƣờng xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc phản ánh từ doanh nghiệp KDDL. Cải cách một bƣớc thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; tuy chƣa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ nhƣng cũng đã có thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định: Cùng một nội dung song nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý nhƣng hiệu quả không cao, có thể thấy trách nhiệm chính không đƣợc quy định rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo về tính hiệu lực.

Việc phân cấp quyền quản lý dẫn đến tính thụ động và thiếu tính quyền lực cho cơ quản quản lý cấp huyện. Cơ quan cấp cơ sở có trách nhiệm tham mƣu cho cấp trên những vấn đề cấp bách cần giải quyết nhƣng quyền quyết định lại không nằm nơi thực hiện mà nằm tại đơn vị quản lý cấp cao, dẫn đến hiện trạng “chờ đợi”, không mang tính kịp thời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)