Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

chất lƣợng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh. Phát triển công nghệ có chọn lọc công nghệ chế biến, khai thác, công nghệ cao, ƣu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh sẽ tạo ra năng suất lao động, giá trị, tốc độ tăng trƣởng cao thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Thông qua quản lý nghiêm ngặt việc đầu tƣ, chuyển giao công nghệ theo đúng quy định nhà nƣớc sẽ khuyến khích đầu tƣ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn chế tối đa công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng. Lựa chọn công nghệ mới, làm chủ và thích nghi với công nghệ, đi thẳng vào công nghệ tiến tiến sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tăng trƣởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP

1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phát triển công nghiệp

- Chiến lƣợc là một hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đƣờng và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Nội dung cơ bản chiến lƣợc gồm: (1) Mô tả điểm xuất phát; (2) Xây dựng bức tranh của tƣơng lai; (3) Phác họa con đƣờng kết nối điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng để đạt mục tiêu đề ra.

- Quy hoạch là sự thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lƣợc về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hƣớng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Nội dung cơ bản quy

hoạch gồm: (1) Đánh giá, phân tích tìm ra các tiềm năng và đánh giá đƣợc thực trạng phát triển của vùng quy hoạch, thực hiện đánh giá toàn diện trên 3 mặt chủ yếu: kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật; (2) Định hƣớng quy hoạch; (3) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một thời kỳ nhất định. Nội dung cơ bản kế hoạch gồm: (1) Đánh giá thực hiện kế hoạch thời kỳ trƣớc; (2) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch; (3) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Trong công tác quản lý ngành công nghiệp cần phải xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch nhằm làm cơ sở pháp lý cho các Sở, ngành, địa phƣơng liên quan phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh; phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của lãnh đạo tỉnh; đồng thời, góp phần làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Quảng Nam để xây dựng các quan điểm, định hƣớng phát triển cho công nghiệp một cách đúng đắn và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với các giai đoạn phát triển. Nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp bao gồm:

- Triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách đƣợc cụ thể hóa từ các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Trung ƣơng ban hành áp dụng chung cho cả nƣớc hoặc áp dụng riêng cho tỉnh Quảng Nam.

- Đề xuất thêm các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách mới do địa phƣơng xây dựng và thực hiện theo thẩm quyền đƣợc phân cấp để quản lý công nghiệp phù hợp với các điều kiện thực tế của tỉnh.

- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh phải phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia; phù hợp với điều kiện địa phƣơng, nhằm phát huy các lợi thế so sánh của địa phƣơng và có tính khả thi gắn với các điều kiện sẵn có của

địa phƣơng; phù hợp với định hƣớng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; dựa vào thực trạng ngành công nghiệp và khả năng phát triển công nghiệp của địa phƣơng; các nguồn lực, điều kiện để phát triển công nghiệp: vốn, tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ… hiện có của tỉnh.

- Việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển công nghiệp là cơ sở để tỉnh thực hiện thành công các mục tiêu, định hƣớng phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)