Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện cơ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện cơ

hiện cơ chế, chính sách công nghiệp

- Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Kiểm tra là loại hoạt động mà chủ thể kiểm tra tiến hành xem xét tình hình thực tế của đối tƣợng kiểm tra để đƣa ra những đánh giá, nhận xét, kiến nghị, xử lý.

- Xử lý vi phạm là việc áp dụng các biện pháp, chế tài mang tính cƣỡng chế do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

- Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát nắm đƣợc những khó khăn, hạn chế, những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách công nghiệp để đề ra những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát triển công nghiệp đúng pháp luật, tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng, đảm bảo hiệu quả, đạt mục tiêu phát triển công nghiệp.

- Đảm bảo chính sách phát triển công nghiệp của địa phƣơng đi đúng hƣớng, đƣợc áp dụng vào thực tế cuộc sống và mạng lại hiệu quả cao; chính sách ban hành phải có giải pháp, nguồn lực thực hiện khả thi. Tránh việc quy hoạch, kế hoạch, chính sách liên tục thay đổi, thiếu tính ổn định và gây khó khăn cho doanh nghiệp đầu tƣ, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Thông qua kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm về bảo vệ môi trƣờng để có biện pháp xử lý nhằm tránh gây ảnh hƣởng tiêu cực đến cộng đồng dân cƣ, đây là vấn đề nóng không chỉ cả nƣớc mà đối với tỉnh Quảng Nam thời gian vừa qua; đồng thời, sẽ hạn chế việc nợ lƣơng, nợ bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp đối với ngƣời lao động thông qua các hoạt động can thiệp, giúp đỡ, hƣớng dẫn việc thực thi pháp luật của chính quyền địa phƣơng các cấp…

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thu hút đầu tƣ, đảm bảo xúc tiến và thu hút đầu tƣ hiệu quả, tiết kiệm. Ở một số địa phƣơng, xúc tiến đầu tƣ mạnh mẽ nhƣng thiếu hiệu quả do không xác định đúng đối tƣợng xúc tiến và phƣơng pháp, nội dung chuẩn bị cho xúc tiến đầu tƣ chƣa tốt.

- Kiểm tra, kiểm soát các yếu tố trong môi trƣờng kinh doanh của tỉnh, qua đó phát hiện các vấn đề còn gây khó khăn, vƣớng mắc để kịp thời có biện pháp giải quyết, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi nhƣ: kiểm tra việc

tiếp cận đất đai, thực hiện rút ngắn các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp; kiểm tra, phát hiện liên quan đến các khoản chi phí không chính thức của doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát hoạt động cạnh tranh không lành mạnh…

- Quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đúng quy hoạch của địa phƣơng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ với ngƣời lao động và bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp liên quan đến nợ thuế, chuyển giá, cạnh tranh không bình đẳng…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)