Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 78 - 80)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với công

nghiệp tỉnh Quảng Nam

a. Về hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp

- Phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Lựa chọn công nghiệp và dịch vụ là hai ngành mũi nhọn, đảm bảo tăng trƣởng nhanh và bền vững kinh tế của tỉnh.

- Ƣu tiên phát triển công nghiệp năng lƣợng và các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng nhằm năng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

- Chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch, không thực hiện những dự án có nguy cơ ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hƣớng tích cực; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lƣợng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm ngày càng cao; tăng tỷ lệ nội địa hóa.

- Tăng cƣờng công tác dự báo tình hình thế giới và khu vực, phổ biến thông tin pháp luật, chính sách thƣơng mại của các nƣớc, các hiệp định để có kế hoạch chủ động ứng phó.

b. Về cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư

- Tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, bình đẵng thông qua việc tinh giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình 4 bƣớc (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả); nâng cấp kết cấu hạ tầng, giảm giá các dịch vụ đầu tƣ.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào phát triển công nghiệp, nhất là thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và doanh nghiệp tƣ nhân, xem đây là động lực quan trong trọng phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Xây dựng chính sách đột phá tạo lập môi trƣờng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Triển khai đồng bộ và quyết liệt các đề án, chƣơng trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của tỉnh.

- Tăng cƣờng các biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn đầu tƣ vào phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, các khu dân cƣ, khu đô thị vệ tinh cho công nghiệp.

- Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ƣu tiên, các ngành công nghiệp thông minh, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

c. Về xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường

- Hƣớng dẫn và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các hiệp định thƣơng mại tự do đã ký kết, nhất là các Hiệp định thƣơng mại thế hệ mới (FTA).

- Tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; xây dựng và thực thi chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại đối với các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh.

- Tận dụng tối đa lợi thế thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lƣợc, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

- Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ nƣớc ngoài) đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Xoá bỏ triệt để các rào cản, bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính, tín dụng của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

- Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình xúc tiến, hội chợ, triển lãm về các ngành công nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tham gia các hoạt động này trên toàn quốc để tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng mới.

d. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp

- Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, bảo đảm môi trƣờng sản xuất kinh doanh lành mạnh.

- Cơ quan quản lý nhà nƣớc cần làm tốt công tác tƣ vấn cho các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp công nghiệp trong các lĩnh vực đầu tƣ dựa trên các ngành nghề, sản phẩm ƣu tiên đầu tƣ, khuyến cáo để hạn chế rủi ro và lãng phí trong đầu tƣ.

- Điều chỉnh các biện pháp quản lý nhà nƣớc về công nghiệp cho phù hợp với thực tế theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tăng cƣờng các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp công nghiệp vi phạm pháp luật, nhất là các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng, trốn và nợ đọng thuế, chuyển giá, cạnh tranh không bình đẳng, cố tình chiếm giữ đất mà không đầu tƣ…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)