Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 69 - 72)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong

thực hiện cơ chế chính sách công nghiệp

- Định kỳ hằng năm, 3 năm, 5 năm các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp theo các giai đoạn tƣơng ứng đƣợc đƣợc chính quyền tỉnh rà soát, xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân. Trên cơ sở đó, các quy hoạch, kế hoạch, chính sách liên tục đƣợc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

- Công tác quản lý nhà nƣớc đối các doanh nghiệp công nghiệp đƣợc chính quyền tỉnh quan tâm, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm; nhất là một số ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao nhƣ: hóa chất, dệt nhuộm, da giày, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến khoáng sản,… Mặc khác, công tác bảo đảm các tiêu chuẩn môi trƣờng đƣợc các Sở, ngành liên quan chú trọng quản lý; đến cuối năm 2017, tỉnh có 05 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng gồm: KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KCN Tam Hiệp, KCN Tam Thăng, KCN Bắc Chu Lai và KCN Đông Quế Sơn.

- Tuy nhiên, việc quản lý doanh nghiệp công nghiệp vẫn còn một số hạn chế: tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, tuy chƣa nổi cộm nhƣ nhiều địa phƣơng khác nhƣng vẫn còn xảy ra nhƣ: tại KCN Tam Hiệp tình trạng ô nhiễm môi trƣờng thƣờng xuyên làm ngƣời dân rất bức xúc nhiều năm chƣa đƣợc giải quyết triệt để do hoạt động xả thải của Công ty sản xuất Sô đa Quảng Nam và Công ty kính nổi Chu Lai; Nhà máy Thép Việt - Pháp tại CCN Thƣơng Tín, thị xã Điện Bàn gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải … đến mức làm ngƣời dân lên tiếng phản đối buộc UBND tỉnh phải có chủ trƣơng di dời Nhà máy về địa phƣơng khác trong năm 2019; Nhà máy cồn Ethanol tại Cụm công nghiệp - Làng nghề Đại Tân (Đại Lộc) gây ô nhiễm về bụi, khí thải, tiếng ồn, nƣớc thải phát sinh; hoạt động khai thác và tận thu khoáng sản trái phép tại mỏ Vàng Bông Miêu, huyện Phú Ninh đã xả thải gây ô nhiễm nặng các dòng sông Tiên, sông Quế Phƣơng, sông Bồng Miêu trên các địa bàn huyện Tiên Phƣớc và Phú Ninh, làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống và sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng…;

- Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo cƣờng kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng Nhà máy sản xuất gạch ốp lát của Công ty Cổ phần Prime Đại Lộc tại Cụm công nghiệp Đại Quang (Đại Lộc) để giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện của ngƣời dân về tình trạng lúa và cây trồng không đạt năng suất, bụi khí thải ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân thôn Phƣơng Trung, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc. Tỉnh đã tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều công ty, xí nghiệm vi phạm các quy định về môi trƣờng nhƣ: xử phạt nhà máy tinh bột sắn của Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam, Công ty TNHH Đồi Xanh, Công ty sản xuất gạch Phú Phong… Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với tỉnh đã tiến hành xử phạt và

yêu cầu tạm dừng hoạt động các Nhà máy sản xuất Sô đa Quảng Nam, Nhà máy Kính nổi Chu Lai… do hoạt động xải thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh quản lý môi trƣờng, UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành thƣờng xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp công nghiệp về các mặt: an toàn lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội và chính sách với ngƣời lao động, thuế,… xử lý các doanh nghiệp vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

- Một số khu, cụm công nghiệp của tỉnh chƣa có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, chƣa thực hiện đo đạc, quan trắc đánh giá môi trƣờng định kỳ, nhất là chƣa lắp đặt hệ thống quan trắc môi trƣờng tự động tại các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và của tỉnh; nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ bị ô nhiễm chƣa đƣợc hoặc rất khó xử lý: KCN Thuận Yên (Tam Kỳ), KCN Phú Xuân (Phú Ninh)… Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống và sinh hoạt của ngƣời dân.

- Hiện nay, công tác quản lý nhà nƣớc về thực hiện an sinh xã hội tại Khu, Cụm công nghiệp trong tỉnh chƣa thực sự hiệu quả; nhất là vấn đề nhà ở cho công nhân, cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ cho trẻ em, các cơ sở vui chơi, giải trí lành mạnh đều rất ít và thiếu trầm trọng. Nhiều công nhân sau nghỉ thai sản không thể trở lại làm việc do không tìm đƣợc nơi gửi trẻ. Giá điện, nƣớc và nhà trọ liên tục tăng giá, chất lƣợng không đảm bảo, an ninh trật tự phức tạp nên đời sống của nhiều công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là vấn đề xã hội mà tỉnh phải giải quyết nếu muốn phát triển công nghiệp thành công.

Bảng 2.18. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Mức độ đánh giá Tỷ lệ chọn (%)

Rất ô nhiễm 14,1

Tƣơng đối ô nhiễm 23,9

Ô nhiễm trung bình 49,0

Ít ô nhiễm 13,0

Hoàn toàn không ô nhiễm 0

- Theo số liệu điều tra của tác giả cho thấy các doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá tình trạng ô nhiễm công nghiệp của tỉnh vẫn còn lớn. Cụ thể khoảng 38% cho rằng môi trƣờng công nghiệp của tỉnh rất ô nhiễm hoặc tƣơng đối ô nhiễm; 49% cho rằng môi trƣờng công nghiệp ô nhiễm ở mức trung bình. Chỉ 13% cho rằng môi trƣờng công nghiệp của tỉnh ít ô nhiễm. Qua số liệu trên cho thấy, ô nhiễm môi trƣờng trong ngành công nghiệp vẫn còn lớn, chƣa đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành xử lý triệt để nên gây nhiều bức xúc và ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân vùng dự án. Đây là vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp trên địa bàn.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)