8. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tƣ phát triển công
- Thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến, thu hút đầu tƣ vào ngành công nghiệp nói riêng và vào tỉnh Quảng Nam nói chung đã đƣợc chính quyền tỉnh quan tâm; nhờ đó, tỉnh đã thu hút đƣợc ngày càng nhiều dự án đầu tƣ
với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tƣ Quảng Nam vào ngày 26/3/2017 với sự tham gia của Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng đã thu hút đƣợc 33 dự án với tổng số vốn đăng ký là 15,8 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án công nghiệp.
Bảng 2.16. Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: tr.đồng
Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2011 2017
Tổng vốn đầu phát triển toàn tỉnh (GTT)
4.017.459 7.131.903 11.477.739 12.795.080 24.055.527
T.đó, vốn đầu tư phát triển
công nghiêp 1.413.929 3.401.213 5.495.637 6.057.614 8.671.763
* Cơ cấu (%)/toàn tỉnh 35,19 47,69 47,88 47,34 36,05
- Khai thác 41.096 102.314 179.624 214.910 160.858
- Chế biến 1.256.758 1.389.753 2.359.696 2.587.396 7.736.720
- SX, PP điện, nƣớc, khí đốt 116.075 1.909.146 2.217.238 2.403.981 644.416
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
- UBND tỉnh đã ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi đối với nhà đầu tƣ vào tỉnh, trƣớc hết là ƣu đãi thuế và đất đai; các ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể. Nhà đầu tƣ đƣợc toàn quyền lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình thức đầu tƣ phù hợp; đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trong đó Khu KTM Chu Lai đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ cao nhất và 15/18 huyện thuộc Danh mục địa bàn ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Chính phủ về mặt bằng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu… Đơn giá cho thuê đất có kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp bằng 1/3 so với các khu vực khác; tùy lĩnh vực đầu tƣ, dự án có thể đƣơc miễn tiền thuê đất chƣa có kết cấu trong thời gian 11 năm, 15 năm hoặc suốt thời hạn triển khai dự án. Đƣợc chính quyền tỉnh Quảng Nam hỗ trợ một phần chi phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; chi phí đào tạo lao động; xây dựng nhà ở công nhân; chi phí xúc tiến thƣơng mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý, minh bạch và đơn giản thủ tục vay vốn để tăng khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp. - Ngoài những quy định chung, những dự án quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng, chiến lƣợc, tác động lớn đến sự phát triển KT-XH sẽ đƣợc chính quyền tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhà đầu tƣ nghiên cứu trình Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng cho phép áp dụng các chính sách đặc thù. Tất cả thủ tục đầu tƣ đƣợc giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” tại một cơ quan đầu mối duy nhất (Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ); nhờ đó, thời gian rút đã đƣợc ngắn tối đa so với quy định chung; nhà đầu tƣ không phải nộp bất kỳ chi phí dịch vụ nào trừ những khoản lệ phí theo quy định của Chính phủ.
- UBND tỉnh đã thành lập Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ Quảng Nam. Đây là mô hình kết hợp 3 chức năng quản lý nhà nƣớc trong 1 cơ quan: giải quyết hành chính cho tổ chức, cá nhân; xúc tiến đầu tƣ và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện có 1.219/1.294 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, ngành đƣợc giải quyết trực tiếp tại Trung tâm hành chính công, chiếm tỷ lệ 94%/tổng số thủ tục hành chính. Năm 2017, 100% các Sở, ngành thuộc tỉnh đã cắt giảm trung bình 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trên mạng trong nội bộ các cơ quan nhà nƣớc ở cấp tỉnh cấp huyện gần 95%; đã triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 358 thủ tục hành chính, mức độ 4 với 24 thủ tục hành chính từ tỉnh đến xã, đạt khoảng 23% thủ tục hành chính. Tỉnh đã ban hành chủ trƣơng thực hiện cơ chế “1 cửa” theo quy trình 4 bƣớc gồm: tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả ngay tại Trung tâm kể từ ngày 01.01.2018; hiện nay có khoảng 30% hồ sơ đƣợc giải quyết TTHC, đang phấn đấu tối thiểu 50% đến ngày 30.7.2018 và đến 31.12.2018 sẽ có tối thiểu 70% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, ngành đƣợc thực hiện theo quy trình 4 bƣớc gắn với việc phân cấp, ủy quyền và thẩm định, giải quyết tại Trung tâm.
- Tập trung cho việc xúc tiến đầu tƣ tại chỗ thông qua việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp đã đầu tƣ vào Quảng Nam; qua các doanh nghiệp này để giới thiệu, quảng bá, thu hút các doanh nghiệp khác vào
đầu tƣ tại tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu chủ trƣơng, định hƣớng phát triển, chính sách ƣu đãi đầu tƣ và hình ảnh Quảng Nam trên các phƣơng tiện thông tin và truyền thông của Trung ƣơng và địa phƣơng nhằm xúc tiến, thu hút đầu tƣ.
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 về ban hành danh mục ƣu tiên thu hút đầu tƣ vào tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020 với 10 nhóm dự án động lực và 262 dự án cụ thể trên các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông; Hạ tầng KCN, CCN; Dự án đầu tƣ vào KCN, CCN; Phát triển đô thị, bất động sản; Thƣơng mại - Dịch vụ; Du lịch; Nông nghiệp; Giáo dục đào tạo, Y tế; Văn hóa - Thể thao; Năng lƣợng sạch; Xử lý môi trƣờng; Lĩnh vực khác; Dự án động lực vùng Đông Nam. Trong đó, ƣu tiên thu hút nhóm dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, nhóm dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, nhóm dự án khí - năng lƣợng và các ngành công nghiệp sử dụng năng lƣợng, sản phẩm sau khí. Hiện nay, Tỉnh đã thu hút đƣợc một số doanh nghiệp công nghiệp FDI đầu tƣ vào Quảng Nam nhƣ: Tập đoàn Hyundai, Kia, Panko (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Coilcraft, ExxonMobil (Hoa Kỳ), Indochina Capital, VinaCapital, Hitech (Thái Lan)…
- Ngoài ra, tỉnh có các ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể nhƣ: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh; Hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ vào các ngành dệt may, da giầy, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi theo Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh; Ƣu đãi đầu tƣ vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam… - Tuy nhiên, công tác xúc tiến, thu hút đầu tƣ của tỉnh Quảng Nam mới chỉ đƣợc cải thiện trong vài năm gần đây và chƣa thật sự hiệu quả. Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ Quảng Nam mới đƣợc thành lập vào đầu năm 2016. Do đó, hiệu quả thu hút, xúc tiến đầu tƣ chƣa cao, nhất là các ngành công nghiệp công nghệ cao; chƣa thu hút đƣợc nhiều các dự án công nghiệp lớn mang tính động lực, có tác động loan tỏa để phát triển các ngành khác nhƣ: công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, ô tô, điện - điện tử…); công nghiệp chế biến các
mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, nông, lâm, thuỷ sản, vật liệu xây dựng; các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI chƣa đầu tƣ mạnh mẽ vào Quảng Nam; tỉnh có nhiều lợi thế với những cơ chế ƣu đãi từ Trung ƣơng cho Khu KTM Chu Lai nhƣng chƣa đƣợc khai thác hiệu quả.
Bảng 2.17. Đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư vào công nghiệp tỉnh
Mức độ đánh giá Tỷ lệ chọn (%)
Rất hiệu quả 3,1
Tƣơng đối hiệu quả 39,5
Trung bình 43,6
Ít hiệu quả 13,8
Hoàn toàn không hiệu quả 0
(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018)
- Theo số liệu điều tra của tác giả về đánh giá về hiệu quả xúc tiến đầu tƣ vào công nghiệp tỉnh Quảng Nam, có 13,8% doanh nghiệp cho rằng xúc tiến ít hiệu quả; 43,6% cho rằng hiệu quả xúc tiến ở mức trung bình; 39,5% cho rằng tƣơng đối hiệu quả. Chỉ có 3,1% doanh nghiệp đánh giá xúc tiến đầu tƣ của tỉnh là rất hiệu quả. Điều này cho thấy việc xúc tiến đầu tƣ các dự án công nghiệp thời gian qua chƣa thật sự hiệu quả nhƣ mong muốn. Do đó, trong thời gian đến cần tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động xúc tiến để thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tƣ vào tỉnh, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng; các ngành, lĩnh vực mà tỉnh ƣu tiên, các dự án công nghiệp mang tính động lực và có sức loan tỏa các ngành công nghiệp khác phát triển…