8. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập. Là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội, sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hƣởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc hiện có 18 khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, quy mô trên 5.200ha. Đến nay, đã có 12 dự án phát triển hạ tầng tại 11 khu công nghiệp đƣợc thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, với tổng diện tích trên 2.327ha. Trong đó, có 6 khu công nghiệp đã đƣợc thành lập đã thu hút 213 dự án đầu tƣ, gồm 171 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 2.668 triệu USD; 44 dự án DDI, tổng vốn đầu tƣ hơn 14.995 tỷ đồng. Vĩnh Phúc đã hình thành và phát triển tốt một số ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nƣớc với sự xuất hiện của những nhà đầu tƣ lớn có thƣơng hiệu trên thế giới nhƣ: công nghiệp cơ khí lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp vật liệu xây dựng, đã và đang hình thành ngành công nghiệp điện tử...
Đối với công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp: Vĩnh Phúc luôn nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Dự án năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, Vĩnh Phúc luôn nằm ở tốp đầu. Đã thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách quản lý phát triển công nghiệp của Trung ƣơng; đồng thời, tỉnh đã ban hành và thực thi các chính sách ƣu đãi nhằm quản lý công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ động quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp hợp lý, phát huy đƣợc vị trí địa lý thuận lợi của các khu, cụm công nghiệp này, nhờ đó thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. Một số dự án công nghiệp lớn đã hình thành nhƣ tổ hợp công nghiệp Toyota, Honda, Compal.
Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các
dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn. Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu công nghiệp lớn (quy mô từ 300 ha - 700 ha) nhằm thu hút các dự án đầu tƣ quy mô lớn hơn. Về không gian, công nghiệp Vĩnh Phúc những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí địa lý và những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng nhƣ về đất đai cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt là gần với Thủ đô Hà Nội, thị trƣờng lớn và có các điều kiện về hạ tầng tốt hơn, đã tận dụng triệt để lợi thế so sánh gần Trung tâm Thành phố Hà Nội để thu hút nhà đầu tƣ đến sản xuất kinh doanh tại tỉnh.
Tỉnh luôn xác định lấy công nghiệp làm nền tảng của nền kinh tế, ƣu tiên và tập trung cho công tác quản lý phát triển công nghiệp, trong đó việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng phải đi trƣớc một bƣớc; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các KCN để các chủ đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN theo tiến độ đăng ký, tạo quỹ đất để thu hút đầu tƣ, đón dòng đầu tƣ mới, đặc biệt là các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc tham gia ký kết Hiệp định CPTPP. Thực hiện cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành, các nhà cung cấp dịch vụ KCN nhƣ thông tin liên lạc, điện nƣớc… đảm bảo đáp ứng kịp thời với các chi phí thấp nhất giúp các nhà đầu tƣ dễ dàng trong việc lựa trọn và quyết định đầu tƣ vào tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh đã chú trọng hơn trong quản lý đầu tƣ hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, nhƣ: điện, nƣớc, viễn thông,… chủ động xây dựng, đáp ứng đủ công suất theo từng thời kỳ; triển khai các nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển các dịch vụ hỗ trợ KCN phát triển nhƣ Logistic; hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động, các dịch vụ hỗ trợ ngƣời lao động nhƣ nhà ở, nhà trẻ. Đồng thời, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách quản lý về thị trƣờng, huy động vốn, khoa học công nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là làm tốt hoạt động chăm sóc các nhà đầu tƣ tại chỗ.
Về hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về công nghiệp: ngoài các khó khăn về quản lý đầu tƣ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng thì công tác xúc tiến đầu tƣ, thu hút đầu tƣ, công tác quản lý lao động, hỗ trợ phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp và các cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về khu công nghiệp chƣa thống nhất, thiếu đồng bộ cũng dẫn đến sự kém hấp dẫn của các khu công nghiệp. Thu hút đầu tƣ các dự án FDI vào các khu công nghiệp mới chủ yếu là
các dự án gia công, lắp ráp điện tử, các dự án vệ tinh nhỏ, thu hút DDI còn hạn chế. Thủ tục hành chính từ sau khi doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đến khi hoàn thành xây dựng, đi vào hoạt động gồm nhiều bƣớc, phức tạp và còn có những vƣớng mắc, xung đột giữa các Luật chuyên ngành khiến doanh nghiệp lúng túng, bị động trong quá trình thực hiện. Hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp chƣa hoàn thiện và thiếu đồng bộ. Nhiều khu công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh về hạ tầng, thậm chí hạ tầng nhiều khu công nghiệp đã xuống cấp, quỹ đất sạch cho thu hút đầu tƣ trong các khu công nghiệp còn ít. Công tác quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, sản phẩm quy hoạch khi bàn giao cho chủ đầu tƣ đều phải thực hiện quy hoạch lại.