8. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các
phạm trong thực hiện cơ chế chính sách công nghiệp
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp của Nhà nƣớc đến nhân dân về các chủ trƣơng, chính sách, các chƣơng trình, quy hoạch, đề án, các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp của tỉnh thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và nhiều kênh thông tin khác. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự động thuận trong nhân dân trong việc trải khai các dự án đầu tƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, am hiểu về công nghiệp để quản lý công nghiệp có hiệu quả... Trong bối cảnh nƣớc ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhƣ hiện nay: tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), đang đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), tham gia khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA) vào năm 2018… đòi hỏi cán bộ, công chức quản lý công nghiệp phải nắm chắt về thực tiễn phát triển ngành, đồng thởi phải am hiểu các kiến thức liên quan đến
thực hiện tốt chức năng quản lý phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các thay đổi về chính sách liên quan đến sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh: chính sách nhập khẩu ô tô, dệt may, da giày, khai khoáng... Ngoài ra, cần có chế tài thƣởng phạt nghiêm minh, công bằng để đội ngũ CBCC tham mƣu, triển khai thực hiện phải theo đúng chức trách nhiệm vụ đƣợc giao; tránh gây nhũng nhiễu và khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, rà soát môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doang nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; giúp các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật; tuân thủ các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng đã ban hành; hỗ trợ các nhà đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp, các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trƣờng trong các khu công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu công nghiệp. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trƣờng trong các khu công nghiệp; xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng nhƣ trang thiết bị xử lý các tác động môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có chế tài đủ mạnh và đủ ren đe đối với các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về quản lý công nghiệp, nhất là vấn đề ô nhiễm về môi trƣờng. Thực hiện nghiêm việc quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở, nhà máy gây ô nhiêm môi trƣờng trên địa bàn: Nhà máy sản xuất Sô đa, Nhà máy kính nổ Chu Lai, Nhà máy Thép Việt - Pháp, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu, Phƣớc Sơn... Trong đó, kiên quyết thực hiện các giải pháp đóng cửa mỏ đối với Nhà máy vàng Bồng Miêu (Phú Ninh), tạm dừng sản xuất đối với Nhà máy sản xuất Sô đa, kính nổi (Núi Thành)... Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trƣờng đối với toàn bộ các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất hiện có để có phƣơng án xử lý chung trên địa bàn cũng nhƣ từng khu vực. Các dự án đầu tƣ sản xuất công nghiệp trƣớc khi xây dựng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc khi cấp phép đầu
tƣ, xây dựng. Có kế hoạch và kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cƣ. Các dự án đầu tƣ mới, đặc biệt là sản xuất sản phẩm mới, bảo vệ môi trƣờng là một yếu tố bắt buộc đƣợc thể hiện trong nội dung dự án khi thẩm định dự án.
- Chính quyền, cơ quan quản lý nhà nƣớc phải luôn đặt vị thế của mình là doanh nghiệp để có thể tháo gỡ những vƣớng mắc trên nền tảng của một nền hành chính phục vụ. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp để có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả.... Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng, giá cả hàng hóa. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, phải xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về nợ thuế, nợ lƣơng, BHXH, chuyển giá, cạnh tranh không bình đẳng…
- Kiến nghị UBND tỉnh thành lập Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các Sở, ngành, địa phƣơng; trong đó có việc thực thi pháp luật về hoạt động quản lý nhà nƣớc về công nghiệp, nhất là các dự án lớn, chiến lƣợc, có tác động đến sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, kịp thời xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của ngƣời dân, doanh nghiệp về các vƣớng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp. Đồng thời, trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần có sự kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành, tránh ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mỗi doanh nghiệp chỉ đƣợc thanh tra, kiểm tra 01 lần/năm theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ và Công văn số 2563/UBND-KTTH ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.