8. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam
a. Số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp
- Số lƣợng các cơ sở công nghiệp tăng đều qua các năm. Tính đến hết năm 2017, Quảng Nam có tổng số doanh nghiệp là 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có 5.777 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 158 DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), 65 DN nhà nƣớc địa phƣơng.
- Trong đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có hơn 500 doanh nghiệp với quy mô khác nhau. Trong đó có 11 doanh nghiệp lớn, chiếm 2,18% trong số DNCN; 33 doanh nghiệp vừa, chiếm 6,55% trong số DNCN; 350 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 69,44% trong số DNCN; 110 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 21,83% tổng số [26].
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trƣởng ổn định, năm 2016 giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá 2010) đạt 75.700 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2015. Năm 2017 giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá 2010) đạt 79.000 tỷ đồng, tăng trên 2% so với năm 2016; trong đó, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực đối với nền kinh tế của tỉnh (chiếm 92% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; 52% giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế_giá so sánh 2010). So với các tỉnh Duyên Hải miền Trung, giá trị sản xuất công nghiệp Quảng Nam xếp thứ 4/8 tỉnh (sau Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Đà Nẵng). Trong đó, trung bình giai đoạn 2005-2017, khu vực quốc doanh trung ƣơng tăng 22,3%/năm, khu vực quốc doanh địa phƣơng giảm 5,8%/năm; khu
vực ngoài nhà nƣớc tăng 23,5%/năm; nhờ có chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ chế thu hút đầu tƣ nên có nhiều doanh nghiệp thành lập; khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) tăng 64,6%/năm, đến năm 2017 đã có hơn 50 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, sử dụng hơn 25.000 lao động [26], [34].
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp 2010-2017
(ĐVT: tỷ đồng; theo giá so sánh 2010)
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
TT Các chỉ tiêu 2010 2017 Cơ sở Lao động GTSX CN giá so sánh 2010 (Tr.đg) Cơ sở Lao động GTSX CN giá so sánh 2010 (Tr.đg) Tổng số 15.556 77.189 22.031.543 16.908 113.520 77.665.326 1 NN Trung ƣơng 9 2.975 1.101.364 4 1.875 3.829.789 2 Nhà nƣớc địa phƣơng 7 1.513 1.017.201 3 863 193.099
3 Ngoài quốc doanh,
Tr.đó: 15.515 58.240 16.847.703 16.833 75.025 65.409.178
- KV cá thể 15.028 25.883 1.855.858 15.968 26.761 3.854.106
4 Đầu tƣ nƣớc ngoài 25 14.461 3.065.274 68 35.757 8.233.260
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 75700 65541 44094 39043 35497 31696 24587 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2017 79.000
Bảng 2.4. Giá trị xản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp Chỉ tiêu 2007 2010 2017 TT BQ (%) 2007 - 2017 Tổng GTSXCN (Giá hiện hành) (triệu đồng) 9 588 875 22.031.543 90.154.766 125,12 Ngành CN khai thác 502.315 1.652.811 1.004.878 107,18 Ngành CN chế biến 8.684.854 18.481.872 82.851.381 125,30 Ngành SX, PP điện, nước, khí đốt 401.706 1.845.647 6.018.680 131,09 Cơ cấu GTSXCN (%) 100,00 100,00 100,00 Ngành CN khai thác 5,24 7,50 1,11 Ngành CN chế biến 90,57 83,89 91,90 Ngành SX, PP điện, nước, khí đốt 4,19 8,38 6,68
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
b. Sản phẩm và thị trường của ngành công nghiệp
- Công nghiệp cơ khí: thị trƣờng tiêu thụ ở Việt Nam nói chung và của Quảng Nam nói riêng là rất lớn. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam thì nhu cầu nhập khẩu thiết bị để phát triển công nghiệp trong nƣớc và đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh về các sản phẩm tƣơng ứng ƣớc đạt bình quân hàng năm 12-15 tỷ USD với mức tăng bình quân GDP trung bình đạt khoảng 5-8%.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: quế, sâm ngọc linh, ba kích, cao su, dầu thực phẩm, rau quả, thịt, gỗ, thủy sản có thị trƣờng tiêu thu rộng lớn cả trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Công nghiệp điện tử, tin học: nhu cầu nội địa của Vùng KTTĐMT và các tỉnh lân cận về số lƣợng lớn là thiết bị điện tử dân dụng (radio, TV, đầu đọc đĩa CD, VCD, DVD) đƣợc tính toán dựa trên số hộ và GDP bình quân đầu ngƣời, đặc biệt là các hộ ở khu đô thị mới hình thành.
- Công nghiệp sản xuất VLXD: Theo dự báo, thị trƣờng VLXD nƣớc ta còn phát triển nhanh và mạnh trong giai đoạn tới. Từ nay cho đến năm 2020 nhu cầu xây mới và mở rộng các công trình cơ sở hạ tầng tăng cao.
- Công nghiệp dệt may, da giày: dự báo dân số trong Vùng năm 2020 khoảng 7,5 triệu ngƣời, đến 2025 dân số trong vùng là 8,15 triệu ngƣời, đây là
một cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào ngành dệt may, da giày của Vùng. Ngoài ra, do đời sống ngày càng đi lên nên nhu cầu của ngƣời dân về may mặc, giày dép khá lớn, không những về số lƣợng mà còn chất lƣợng mẫu mã. Về giầy dép, mức tiêu thụ cả nƣớc trung bình từ 1,5-2 đôi/ngƣời/năm, dự báo mức tiêu thụ giầy dép của Vùng năm 2020 khoảng 15 triệu đôi.
- Công nghiệp hoá dầu, sản phẩm khí và điện khí sẽ phát triển mạnh khi Nhà máy khai thác khí và điện khí sẽ khởi công vào năm 2019 (do liên doanh Tổng công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Công ty dầu mỏ Exxon Mobil Mỹ dự kiến đặt tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).
c. Kết quả và đóng góp của ngành công nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Về tài sản và vốn doanh nghiệp công nghiệp: tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá cao, đạt 42,37%/năm giai đoạn 2006-2017. Theo cơ cấu khu vực, năm 2017, các doanh nghiệp nhà nƣớc (trung ƣơng và địa phƣơng) có giá trị tài sản bình quân cao nhất khoảng 222 tỷ đồng/đơn vị, tiếp đến là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 103 tỷ/đơn vị, các doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng khoảng 38 tỷ/đơn vị, khối công ty TNHH, cổ phần, HTX và hộ cá thể bình quân gần 324 triệu đồng/đơn vị.
Bảng 2.5. Tài sản cố định ngành công nghiệp
Chỉ tiêu 2009 2011 2017 TT BQ (%) Tổng số (tỷ đồng) 2.068,045 3.283,064 12.100,000 42,37
KV DN Nhà nƣớc 408,352 333,431 4.000,000 57,82 KV Ngoài NN 1.372,059 1.669,177 5.000,000 29,51 KV có vốn ĐTNN 287,634 1.280,456 3.100,000 60,88
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
- Vốn sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tăng cao qua từng năm với tốc độ tăng trƣởng bình quân 36,7%/năm. Chủ yếu nguồn vốn tăng thêm qua từng năm là do các doanh nghiệp mới thành lập đi vào sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp tái đầu tƣ mở rộng. Trong đó, đa số là nguồn vốn vay từ ngân hàng rất lớn mới đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do nguồn vốn
kinh doanh có hạn, vốn vay là chủ yếu nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung còn thấp, số doanh nghiệp có tích luỹ để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất còn hạn chế.
Bảng 2.6. Vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp
Chỉ tiêu 2009 2012 2017 TTBQ (%) Tổng số (tỷ đồng) 4.292,619 11.119,855 20.500,000 36,71 KV DN Nhà nƣớc 919,182 1.323,243 5.500,000 43,02 KV Ngoài nhà nƣớc 2.693,124 6.497,658 11.400,000 33,45 Trong đó, Cá thể 205,158 596,146 965,000 36,28 KV có vốn ĐTNN 680,313 3.298,954 3.600,000 39,54
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
- Giá trị gia tăng ngành công nghiệp (VA): với tốc độ tăng trƣởng bình quân 22,73%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) của tỉnh có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn 2005-2017. Sự sụt giảm tỷ lệ này cho thấy công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2005- 2017 chú trọng phát triển chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chƣa chú trọng đầu tƣ phát triển theo chiều sâu.
Bảng 2.7. Tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp
(ĐVT: %; theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu 2005 2010 2017
VA/GO 42,13 35,37 27,44
- CN Khai thác 3,19 4,95 0,58
- CN chế biến 37,92 23,81 22,40
- CN SX&PP điện, nƣớc, khí đốt 1,03 6,44 4,26
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
- Năng lực công nghệ: của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam ở mức trung bình, với sự đan xen giữa công nghệ tiên tiến, trung bình và lạc hậu. Trong giai đoạn 2006 - 2017, việc đầu tƣ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp đã có chuyển biến rõ nét theo hƣớng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, trên bình diện tổng
thể, xu hƣớng đổi mới công nghệ chƣa rõ nét, một số doanh nghiệp đầu tƣ thiết bị đã qua sử dụng. Một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới nhƣ: Lắp ráp ô tô (Trƣờng Hải); cồn sinh học (Đồng Xanh); gạch men (Đồng Tâm, Anh Em, Prime); bia (VBL), nƣớc giải khát (CN Pepsico), vải sợi thủy tinh (CTCP Kỹ nghệ KSQN), linh liện điện tử (CCI)...
- Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của Quảng Nam ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, từ 23,76% năm 2005; tăng lên 30,85% năm 2010; 40,15% năm 2016; 40,50% năm 2017. Trong giai đoạn 2008-2010, tỷ trọng công nghiệp trong GRDP luôn ở mức xấp xỉ 30% [34].
Bảng 2.8. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)