8. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế:
- Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh còn dàn trải, chƣa có trọng tâm, trọng điểm. Chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, và chƣa có nhiều tính gắn kết với phát triển đô thị, nhà ở và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội. Một số khu, cụm công nghiệp đƣợc xây dựng mang tính phong trào, chƣa đạt hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy trong thực tế còn ít (<51%). Việc lập quy hoạch, công bố quy hoạch, quản lý quy hoạch chƣa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phƣơng. Thiếu các quy hoạch, chính sách quản lý các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn của tỉnh.
- Một số KCN, CCN có chất lƣợng hạ tầng kỹ thuật còn thấp, còn thiếu các công trình dịch vụ tiện ích công cộng, chƣa gắn với quy hoạch các khu dịch vụ hậu cần công nghiệp, chƣa đảm bảo các yếu tố cảnh quan, cây xanh và yêu cầu bảo vệ môi trƣờng nên làm giảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ; chƣa có mô hình KCN đặc thù, có tính cạnh tranh cao. Vốn đầu tƣ cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng tại Khu KTM Chu Lai, các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là KKT cửa khẩu Nam Giang còn thiếu và phân bổ dàn trải nên làm giảm hiệu quả đầu tƣ.
- Công tác xúc tiến và thu hút đầu tƣ vào tỉnh chƣa thực sự hiệu quả, chƣa thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao vào Quảng Nam, chƣa định hình rõ nét đặc trƣng, thƣơng hiệu công nghiệp của tỉnh. Hiện nay, chỉ có Công ty CP ô tô Trƣờng Hải, Công ty gạch Đồng Tâm, Nhà máy Bia Việt Nam, Nhà máy sản xuất vàng Phƣớc Sơn, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty may Panko Tam Thăng… là doanh nghiệp công nghiệp lớn đầu tƣ trên địa bàn, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa… nên năng suất sản xuất, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
- Thiếu cơ chế, chính sách, cách làm đột phá để thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tƣ lớn, những ngành công nghệ cao, có giá trị lan tỏa về kinh tế, công nghệ, tạo động lực cho các ngành khác phát triển. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phƣơng trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ đã ký kết còn chậm và chƣa chặt chẽ, chƣa đảm bảo tiến độ của nhà đầu tƣ. Nhiều dự án đã
có chủ trƣơng đầu tƣ nhƣng không triển khai trên thực tế do vƣớng mắc các thủ tục hành chính, công tác giải phóng mặt bằng, thuế, hải quan, thành lập DN, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
- Môi trƣờng đầu tƣ cho công nghiệp của tỉnh có cải thiện nhƣng chƣa thật hấp dẫn; nhất là việc tiếp cận đất đai còn khó khăn do cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai hay thay đổi, thiếu ổn định, không thống nhất trong điều hành và thực thi nên gây khó khăn cho doanh nghiệp; thủ tục hành chính mặc dù đã đƣợc cắt giảm nhƣng vẫn còn gây phiền hà, doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian để tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra; chi phí không chính thức gia tăng gây khó khăn cho nhà đầu tƣ khi sản xuất kinh doanh tại tỉnh. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ đã ban hành nhƣng chƣa thực hiện triệt để trong thực tiễn, gây lo ngại cho nhà đầu tƣ.
- Công tác bồi thƣờng, GPMB, tái định cƣ vẫn còn nhiều vƣớng mắc, giải quyết chƣa kịp thời làm ảnh hƣởng đến tiến độ đầu tƣ các dự án công nghiệp; kết cấu hạ tầng còn yếu, chƣa đồng bộ, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, công nghiệp hỗ trợ (cơ khí ô tô, dệt may, da giày) chậm phát triển.
- Công tác thẩm định đầu tƣ, đặc biệt thẩm định, đánh giá tác động về môi trƣờng các dự án đầu tƣ về công nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát quản lý hoạt động các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ. Một số KCN, CCN - TTCN tại các địa phƣơng chƣa có biện pháp quản lý triệt để về môi trƣờng gây ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống nhân dân và cộng đồng.
- Điều kiện sống của công nhân lao động, hạ tầng xã hội các khu công nghiệp còn thiếu trầm trọng; điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, thiếu chỗ vui chơi, giải trí lành mạnh, thiếu nhà trẻ, mẫu giáo cho trẻ em. Tỉnh chƣa có các cơ sở đào tạo nguồn lao động chất lƣợng cao nên chƣa chủ động nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển công nghiệp.
b. Nguyên nhân hạn chế
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quảng Nam có một số yếu tố chƣa thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc có liên quan đến phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập, chồng chéo, khó thực thi trên thực tế nhất là công nghiệp hỗ trợ. Định hƣớng phát triển
công nghiệp của quốc gia chƣa rõ, còn lúng túng nên gây khó khăn trong định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Việc phân cấp, ủy quyền cho cấp tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập nên chƣa phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo của cấp tỉnh, dẫn đến kéo theo tình trạng phụ thuộc vào Trung ƣơng. Nhiều dự án công nghiệp phải đi xin Trung ƣơng về các thủ tục đất đai, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ, kinh doanh, cơ chế đặc thù để thực hiện nên ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai các dự án công nghiệp đầu tƣ trên địa bàn tỉnh…
- Nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn khó khăn, trong khi nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng thấp nên điều kiện đầu tƣ phát triển công nghiệp của tỉnh bị hạn chế, nhất là việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề truyền thống...
- Nhận thức về phát triển công nghiệp của tỉnh trong một số thời điểm trƣớc đây chạy theo số lƣợng, quy mô, thành tích tăng trƣởng dẫn đến chƣa có sự tính toán, thẩm định, lựa chọn kỹ về nhà đầu tƣ, về ngành công nghiệp, về công nghệ sản xuất. Dẫn đến một số Nhà máy gây ô nhiễm nặng cho môi trƣờng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về phát triển công nghiệp còn có hạn chế về nhận thức, trình độ, tầm nhìn và kinh nghiệm quản lý dẫn đến chất lƣợng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp chƣa cao, nhiều trƣờng hợp còn chủ quan, duy ý chí, khả năng dự báo tình hình hạn chế nên hiệu quả quản lý còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Thái độ làm việc của cấp cơ sở, các Sở, ngành liên quan còn hạn chế, nhất là cấp huyện trong việc triển khai chủ trƣơng, chính sách phát triển công nghiệp của UBND tỉnh. Tỉnh còn thiếu sự mạnh dạn, chƣa quyết đoán trong quản lý phát triển công nghiệp, chƣa truyền đƣợc cảm hứng đến các nhà đầu tƣ, các nhà doanh nghiệp công nghiệp. Chƣa mạnh dạn đề xuất, ban hành và thực hiện các cơ chế đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Năng lực quản lý của các chủ thể liên quan nhƣ: Ban Quản lý các KCN tỉnh, BQL Khu KTM Chu Lai, Công ty TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN
Chu Lai chƣa đáp ứng yêu cầu. Việc quản lý về phát triển nhà ở xã hội và các công trình phúc lợi về giáo dục, văn hóa, thể thao, xã hội, y tế... cho công nhân, ngƣời lao động làm việc tại các KKT, KCN, CCN còn thiếu và chƣa đồng bộ; dẫn đến đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của công nhân, ngƣời lao động làm việc còn nhiều khó khăn và chƣa đƣợc cải thiện rõ rệt.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển ngành công nghiệp
a. Mục tiêu tổng quát
- Quảng Nam huy động mọi nguồn lực để đảm bảo cho sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, bền vững nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, đƣa Quảng Nam đạt mức khá ở khu vực miền Trung, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Phấn đấu đƣa Quảng Nam lên vị trí ngang tầm phát triển với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vào năm 2025. Đến năm 2030, Quảng Nam là một trong những tỉnh phát triển của vùng và cả nƣớc.
- Tập trung đầu tƣ phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng có công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu để tạo ra các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, chủ lực với chất lƣợng cao, có lợi thế cạnh tranh, có hàm lƣợng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nƣớc, sử dụng nhiều lao động có sản phẩm xuất khẩu và thân thiện với môi trƣờng [5], [7], [27], [31].
b. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trƣởng GRDP đạt khoảng 10,5% giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GRDP/ngƣời đạt mức trên 9.100 USD gấp trên 2,5 lần năm 2020.
- Tốc độ tăng trƣởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 17%/năm; 15%/năm giai đoạn 2021-2025 và 13,5% giai đoạn 2026 - 2030.
- Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp chiếm 41% trong cơ cấu GRDP và năm 2030 chiếm khoảng 44%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt khoảng 134.130 tỷ đồng vào 2020 và 269.790 tỷ đồng vào 2025.
- Lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng 26,5% vào năm 2020, 33% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030 trong tổng số lao động các ngành kinh tế.
- Phủ điện đến 100% số xã và 99% số hộ trong toàn tỉnh vào năm 2020 [5], [6], [7], [26], [27], [31].
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp tỉnh Quảng Nam nghiệp tỉnh Quảng Nam
a. Về hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp
- Phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Lựa chọn công nghiệp và dịch vụ là hai ngành mũi nhọn, đảm bảo tăng trƣởng nhanh và bền vững kinh tế của tỉnh.
- Ƣu tiên phát triển công nghiệp năng lƣợng và các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng nhằm năng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.
- Chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch, không thực hiện những dự án có nguy cơ ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hƣớng tích cực; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lƣợng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm ngày càng cao; tăng tỷ lệ nội địa hóa.
- Tăng cƣờng công tác dự báo tình hình thế giới và khu vực, phổ biến thông tin pháp luật, chính sách thƣơng mại của các nƣớc, các hiệp định để có kế hoạch chủ động ứng phó.
b. Về cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư
- Tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, bình đẵng thông qua việc tinh giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình 4 bƣớc (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả); nâng cấp kết cấu hạ tầng, giảm giá các dịch vụ đầu tƣ.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào phát triển công nghiệp, nhất là thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và doanh nghiệp tƣ nhân, xem đây là động lực quan trong trọng phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Xây dựng chính sách đột phá tạo lập môi trƣờng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Triển khai đồng bộ và quyết liệt các đề án, chƣơng trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của tỉnh.
- Tăng cƣờng các biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn đầu tƣ vào phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, các khu dân cƣ, khu đô thị vệ tinh cho công nghiệp.
- Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ƣu tiên, các ngành công nghiệp thông minh, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
c. Về xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường
- Hƣớng dẫn và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các hiệp định thƣơng mại tự do đã ký kết, nhất là các Hiệp định thƣơng mại thế hệ mới (FTA).
- Tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; xây dựng và thực thi chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại đối với các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh.
- Tận dụng tối đa lợi thế thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lƣợc, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
- Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.
- Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ nƣớc ngoài) đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Xoá bỏ triệt để các rào cản, bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính, tín dụng của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình xúc tiến, hội chợ, triển lãm về các ngành công nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tham gia các hoạt động này trên toàn quốc để tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng mới.
d. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp
- Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, bảo đảm môi trƣờng sản xuất kinh doanh lành mạnh.
- Cơ quan quản lý nhà nƣớc cần làm tốt công tác tƣ vấn cho các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp công nghiệp trong các lĩnh vực đầu tƣ dựa trên các ngành nghề, sản phẩm ƣu tiên đầu tƣ, khuyến cáo để hạn chế rủi ro và lãng phí trong đầu tƣ.
- Điều chỉnh các biện pháp quản lý nhà nƣớc về công nghiệp cho phù hợp với thực tế theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, đảm bảo phát triển bền vững.
- Tăng cƣờng các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp công nghiệp vi phạm pháp luật, nhất là các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng, trốn và nợ đọng thuế, chuyển giá, cạnh tranh không bình đẳng, cố tình chiếm giữ đất mà không đầu tƣ…
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp
- Trong quá trình xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan,