Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 47 - 49)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trƣởng GRDP

đạt khá, bình quân 11,5%/năm. Năm 2016 tăng trƣởng GRDP của Quảng Nam đạt 14,73%. Năm 2017 tăng trƣởng GRDP đạt 10%, thu nhập bình quân đầu ngƣời hơn 56 triệu đồng/ngƣời, tăng 4 triệu đồng/ngƣời so với năm 2016 [34].

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hƣớng tích cực; năm 2017 tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp chỉ còn 11,6%, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 88,4% [34]; Qua Bảng 2.1 cho thấy tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm trong tổng GRDP đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị tính: %

Năm Các ngành kinh tế

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ

2010 17,41 33,57 37,47 2011 17,04 38,52 32,89 2012 17,66 36,13 37,09 2013 16,26 36,33 37,13 2014 16,41 35,04 35,47 2015 14,42 37,30 30,90 2016 12,38 36,59 32,51 2017 11,63 35,80 33,68

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam

c. Kết cấu hạ tầng: tỉnh có đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng hàng không đảm bảo kết nối giao thông liên vùng và nội tỉnh.

sân bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế trực tiếp đi các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang Nga... Sân bay Chu Lai đang đƣợc nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế cấp 4F và trung tâm sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam.

- Đƣờng biển: Nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá với các tuyến trong nƣớc và quốc tế, trong đó Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, tàu container 3.000 Teus; Cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT.

- Đƣờng bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A, đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đƣờng ven biển Đà Nẵng - Hội An - Chu Lai, Các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nƣớc và quốc tế.

- Đƣờng sắt: Hệ thống đƣờng sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phƣơng trong nƣớc.

- Hạ tầng điện, nƣớc, viễn thông: cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tƣ; đƣợc đầu tƣ đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp. Phần lớn các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nƣớc thải; hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn theo quy định.

- Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác nhƣ: trƣờng học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ, công nhân lao động và gia đình của họ. Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng có mặt ở hầu hết các địa phƣơng, trong đó các ngân hàng cấp quốc gia nhƣ Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB... Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Quảng Nam có quy mô 500 giƣờng tiêu chuẩn quốc tế đã đi vào hoạt động từ tháng 7/2012. Toàn tỉnh có hơn 4.000 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, là điểm đến hấp dẫn của du lịch miền Trung (Việt Nam); hiện nay, dự án Khu nghỉ dƣỡng Nam Hội An đang hoàn thiện, dự án Vinpearl Nam Hội An đã khánh thành ngày 28/4/2018… đã mở ra nhiều cơ hội nghỉ ngơi cho các nhà đầu tƣ.

d. Dân số và lao động: năm 2017 toàn tỉnh có 1.472.114 ngƣời, trong đó

18,94% dân cƣ sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn), 81,06% dân số sống ở nông thôn. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi theo hƣớng tích cực: lao động qua đào tạo có xu hƣớng tăng nhanh, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng đều, lao động trong khu vực nông nghiệp giảm tƣơng ứng. Tỷ lệ lao động nông lâm ngƣ nghiệp giảm từ 71% năm 2005 xuống 59,2% năm 2010 và 52,6% năm 2017; lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12% năm 2005 lên 19,3% năm 2010 và 22,5% năm 2017; lao động ngành dịch vụ từ 17% năm 2005 lên 21,4% năm 2010 và 24,9% năm 2017 [34].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)