8. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Là một tỉnh nằm sát Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã có nhiều kết quả trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh khá cao. Tỉnh Đồng Nai đã quan tâm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Với 32 khu công nghiệp đã thành lập và 30 khu đi và hoạt động, Đồng Nai dẫn đầu quốc gia về số lƣợng khu công nghiệp với trên 400.000 lao động làm việc trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai.
Trong công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp: Tỉnh đi tiên phong trong thu hút đầu tƣ, tập trung quản lý để thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi nhọn, các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh cao; thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp tập trung, có chính sách thu hút đầu tƣ hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn, minh bạch. Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm thúc đẩy tạo nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo tại chỗ vào thu hút nhân lực từ các địa phƣơng khác về tỉnh. Do khai thác tốt lợi thế tự nhiên, kinh tế - xã hội với vị trí địa lý thuận lợi, có quỹ đất cho phát triển công nghiệp, có truyền thống phát triển công nghiệp lâu đời, gần với thị trƣờng lớn là thành phố Hồ Chí Minh, cộng với những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, nên tỉnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc. Một số tập đoàn lớn
và các công ty có thƣơng hiệu lớn trên thế giới đã chọn Đồng Nai là điểm đến đầu tƣ nhƣ: Pouchen, CP, Nestle’, Hyosung, Formosa, Fujitsu, Philip, Ajinomoto, Zamil Steel, Shell, Syngenta…
Tỉnh Đồng Nai luôn luôn tuân thủ phƣơng châm quản lý “chính quyền địa phƣơng đi cùng doanh nghiệp” để tháo gỡ những khó khăn trong kinh doanh và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác hành chính theo hƣớng nhanh chóng, đơn giản, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và hoạt động hiệu quả hơn. Các khu công nghiệp đƣợc điều hành với cơ chế “một cửa” trong hầu hết công tác hành chính. Tập trung vào việc hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, sức hấp dẫn của các khu công nghiệp Đồng Nai trong mắt các nhà đầu tƣ chính là chất lƣợng tốt. Chính quyền tỉnh cũng quan tâm có chính sách quản lý phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng bên ngoài lẫn bên trong khu công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tƣ. Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến đầu tƣ ở các nƣớc phát triển nhƣ: Hoa Kỳ, Vƣơng quốc Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc… để thực hiện công tác quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế tiềm năng đầu tƣ vào các khu công nghiệp trong tỉnh; không ngừng cải thiện các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp nhƣ đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ thông tin viễn thông, vận tải, các bãi vận chuyển, lƣu trữ…
Tuy nhiên, công tác quản lý về công nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế: tỉnh phải đối mặt và trả giá không ít về vấn đề môi trƣờng do một số doanh nghiệp công nghiệp gây ra. Điều đó cho thấy việc thu hút đầu tƣ cũng nhƣ kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp công nghiệp còn hạn chế. Môi trƣờng kinh doanh còn trở ngại thể hiện ở việc chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Đồng Nai chỉ ở mức trung bình trong nhiều năm. Việc tạo lập môi trƣờng kinh doanh nói chung và cho phát triển công nghiệp nói riêng còn có hạn chế.
Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai xây dựng hạ tầng do vƣớng việc giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng các công trình trong và ngoài hàng rào phục vụ cho các KCN chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cũng nhƣ không theo kịp tốc độ phát triển của các KCN; kết cấu hạ tầng phục vụ phát
triển công nghiệp nhƣ giao thông, điện, nƣớc, viễn thông... chƣa đồng bộ. Chi phí cho các dịch vụ hạ tầng vẫn rất cao. Thu hút đầu tƣ chƣa có đột phá những năm gần đây, chƣa thu hút đƣợc doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, chƣa định vị đƣợc thƣơng hiệu công nghiệp của địa phƣơng.
Nguồn nhân lực chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao. Tình hình đình công đã và đang xảy ra trong các doanh nghiệp tại các KCN Đồng Nai. Tính chất của đình công thƣờng là tự phát và không đúng với trình tự. thủ tục quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, một số chính sách xây dựng nhà ở, ƣu tiên trợ giá điện nƣớc cho nhà trọ công nhân; xây dựng khu vui chơi học tập; nhà trẻ… cho ngƣời lao động trong KCN chƣa phát huy đƣợc hiệu quả trong xã hội.
* So sánh về 03 Vùng kinh tế trọng điểm:
VKTTĐ Bắc Bộ VKTTĐ phía Nam VKTTĐ Trung Bộ
Các Tỉnh, Thành
phố
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Địa lý, Giao thông Vị trí chính trị và kinh tế đặc biệt, có thủ đô Hà Nội, có các cửa biển lớn, là đầu mối giao thƣơng của cả nƣớc. Ngoài các cụm cảng biển quan trọng (Hải Phòng, Cái Lân), VKTTĐ Bắc bộ còn có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi có các đƣờng quốc lộ (1A, quốc lộ 5, 18,38), đƣờng sắt, đƣờng sông toả đi cả nƣớc và đi quốc tế.
Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất cả nƣớc; có Vũng Tàu là thành phố cảng lớn của cả nƣớc. Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nƣớc và quốc tế, thuận lợi cả về đƣờng sông, đƣờng sắt, đƣờng biển (cụm cảng Sài Gòn, Thị Vải, Cát Lái…), đƣờng hàng không (sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành). Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển (cảng Đà Nẵng) và đƣờng hàng không (sân bay quốc tế Đà Nẵng). Trong tƣơng lai gần sẽ nối với hệ thống đƣờng xuyên Á.
VKTTĐ Bắc Bộ VKTTĐ phía Nam VKTTĐ Trung Bộ Tiềm năng, thế mạnh - Cơ sở vật chất – kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; Tỷ lệ đô thị hoá của vùng cao, đạt 27,4% (cả nƣớc 24,8 %);
- Lực lƣợng lao động có trình độ và chuyên môn cao; Tập trung các viện nghiên cứu, trƣờng đại học hiện đại;
- VKTTĐ Bắc Bộ là trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc và cả nƣớc, trên địa bàn đã hình thành một số KCN lớn nhƣ Thăng Long, Sài Đồng, Nomura… - Các ngành công nghiệp chủ chốt: cơ khí chế tạo; đóng tàu (Hải Phòng, Quảng Ninh); ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Hải Dƣơng); luyện cán thép (Thái Nguyên); CN CNC (Hà Nội); điện tử (Hà Nội, Bắc Ninh)… - Cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển;
- Kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng cao. - Đã hình thành liên kết mạng lƣới các KCN, tập trung tại hầu hết cảng tỉnh nhƣ Khu công nghệ cao TP HCM, KCN Biên Hòa, Nhơn Trạch, Sóng Thần…
- Tài nguyên khoáng sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp, nổi bật là nƣớc, dầu khí, đá vôi và đá xây dựng.
- Các ngành công nghiệp chủ chốt: CN CNC, điện tử (TP HCM, Bình Dƣơng); ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo (Bình Dƣơng, Đồng Nai); đóng tàu (BRVT); dầu khí (BRVT); dệt may da giày (Long An, Bình Dƣơng) - Là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam, đặc trung là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp, nhƣ: KKTM Chu Lai, KKT Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội; - Nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có trình độ tay nghề cao; Các ngành công nghiệp chủ chốt: công nghiệp lọc hóa dầu (Quảng Ngãi); công nghiệp nặng (Quảng Nam, Quảng Ngãi); công nghiệp ô tô (Quảng Nam); đóng tàu, CN CNC, điện tử (Đã Nẵng); sản xuất, chế biến thủy hải sản… Định hƣớng phát triển công nghiệp - Những ngành công nghiệp trọng điểm đƣợc ƣu tiên phát triển là: các ngành công nghiệp có hàm lƣợng kỹ thuật, sử dụng lao động có trình độ và công nghệ cao, kỹ
- Trung tâm phát triển là TP HCM với các ngành CNC, công nghiệp điện tử; Tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực nhƣ : khai thác dầu khí; sản - Phát triển một số ngành chủ lực là: Công nghiệp lọc hóa dầu; công nghiệp chế biến thủy sản; công nghiệp cơ khí, điện
VKTTĐ Bắc Bộ VKTTĐ phía Nam VKTTĐ Trung Bộ
thuật điện, điện tử; cơ khí chế tạo, CNHT, sản xuất thiết bị máy móc; chế tạo ô tô, xe máy; sản xuất vật liệu xây dựng, năng lƣợng, luyện cán thép; chế biến lƣơng thực, thực phẩm; công nghiệp dệt, da, may.
xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí; cơ khí chế tạo; chế biến nông - lâm sản - thực phẩm; điện tử và công nghiệp sản xuất phần mềm; sản xuất hàng tiêu dùng dệt may - giầy da - nhựa; công nghiệp vật liệu xây dựng. Tăng tỷ trọng công nghiệp chế tác, công nghiệp CNC tử; công nghiệp hàng tiêu dùng khác, công nghiệp vật liệu xây dựng...