Thực trạng tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho phát triển công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 65)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho phát triển công

nghiệp, dẫn đến một số cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch nhƣng không hiệu quả, không thu hút đƣợc nhà đầu tƣ. Hạn chế lớn thứ 2 là một số khu, cụm công nghiệp triển khai chậm, có thể do thiếu vốn (27,9%). Trên thực tế một số khu công nghiệp ở Quảng Nam đầu tƣ hạ tầng chậm, kéo dài, dẫn đến kém hiệu quả nhƣ: KCN Thuận Yên (Tam Kỳ), KCN Đông Quế Sơn (Quế Sơn)...

2.2.2. Thực trạng tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho phát triển công nghiệp nghiệp

- Công tác quản lý nhà nƣớc về tạo lập môi trƣờng kinh doanh đƣợc chính quyền tỉnh thực hiện tốt, đã tích cực tổ chức công tác tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách liên quan đến môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh, bao gồm các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và của địa phƣơng đã ban hành nhƣ: Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp Quảng Nam; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2017 về nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quản quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT INDEX) của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa phƣơng tập trung tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng kinh doanh của tỉnh, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, đối thoại, lắng nghe và giải thích, giải đáp, giải trình với tổ chức, công dân theo đúng quy định… Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan giao cho từng bộ phận, cá nhân tập trung nghiên cứu sâu và hiểu rõ nội dung chi tiết của từng chỉ số để tham mƣu đề xuất các giải pháp cụ thể, sát thực, góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh tại địa phƣơng, đơn vị.

Bảng 2.10. Đánh giá PCI Quảng Nam giai đoạn 2006-2017 56.196 62.92 59.97 61.08 59.34 63.4 60.27 58.76 59.97 61.06 61.17 65.41 50 52 54 56 58 60 62 64 66 68 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (Nguồn: http://pci2017.pcivietnam.vn)

Bảng 2.11. Xếp hạng PCI Quảng Nam năm 2017

(Nguồn: http://pci2017.pcivietnam.vn)

Bảng 2.12. Xếp hạng PAPI Quảng Nam từ 2015-2017

Năm/Chỉ số Tham gia của ngƣời dân cấp cơ sở Công khai minh bạch Trách nhiệm giải trình của ngƣời dân Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công Thủ tục hành chính công Cung ứng dịch vụ công PAPI Xếp hạng/63 tỉnh, TP 2015 5,86 5,54 5,52 6,51 6,42 6,67 36,52 20 2016 5,91 5,44 5,12 5,92 6,82 6,79 36,00 30 2017 5,97 5,46 4,98 6,73 6,98 6,96 37,08 27 (Nguồn: http://papi.org.vn)

Bảng 2.13. Xếp hạng PAR INDEX Quảng Nam từ 2015-2017

STT Năm Điểm Bộ Nội vụ

thẩm định

Điểm điều tra

xã hội học PAR INDEX

Xếp hạng/63 tỉnh, TP 1 2015 53,00 31,43 84,43 38 2 2016 44,34 29,32 73,66 32 3 2017 43,42 29,85 73,27 52 (Nguồn: Bộ Nội vụ)

Bảng 2.14. Xếp hạng ICT INDEX Quảng Nam từ 2015-2017

STT Năm Chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT Chỉ số hạ tầng nhân lực CNTT Chỉ số ứng dụng CNTT ICT INDEX Xếp hạng/63 tỉnh, TP 1 2015 0,35 0,71 0,53 0,4717 25 2 2016 0,33 0,51 0,49 0,4405 30 3 2017 0,27 0,40 0,41 0,3607 40

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, ICT INDEX hàng năm, qua đó phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục, hoàn thiện nhằm thƣờng xuyên, liên tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năm 2017, PAPI đạt 37,08 điểm, đứng vị thứ 27/63 tỉnh, TP

(tăng 3 bậc so với 2016); PAR INDEX đạt 73,27 điểm, đứng vị thứ 52/63 tỉnh,

TP (giảm 20 bậc so với 2016); ICT INDEX đạt 0,3607 điểm, đứng vị thứ 40/63 tỉnh, TP (giảm 10 bậc so với 2016); CPI đạt 65,41 điểm, đứng vị trí 7/63 tỉnh, TP (tăng 3 bậc so với năm 2016 và nằm trong top 10 các tỉnh). Đối với chỉ số CPI nếu so sánh riêng trong các tỉnh duyên hải miền Trung, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam chỉ đứng thứ 2, sau Đà Nẵng vốn là địa phƣơng liên tục dẫn đầu cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả phân tích cụ thể cho thấy có đến 7 chỉ số thành phần có những dấu hiệu tiến bộ khả quan gồm các chỉ số: tiếp cận đất đai (6,71 điểm), tính minh bạch (6,8 điểm), chi phí không chính thức (5,53 điểm), tính năng động của chính quyền tỉnh (6,63 điểm), dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (6,44 điểm), đào tạo lao động (6,52) và thiết

chế pháp lý và ANTT (6,99 điểm); trong đó, có 5 chỉ số (tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý) bị đánh giá thấp điểm các năm trƣớc đã có sự tiến bộ đáng kể; tuy nhiên vẫn có đến 3/10 chỉ số thành phần bị giảm điểm so với năm 2016 nhƣ: gia nhập thị trƣờng (8,2 điểm), chi phí thời gian (6,71 điểm) và cạnh tranh bình đẳng (5,48) [25].

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 5/9/2014 về ngày tiếp lãnh đạo doanh nghiệp của UBND tỉnh; theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh sẽ tiếp doanh nghiệp định kỳ vào ngày mùng 5 hàng tháng. Từ tháng 10/2014 đến nay, lãnh đạo tỉnh đã tiếp xúc và trực tiếp giải quyết nhiều kiến nghị của doanh nghiệp; nhiều vƣớng mắc, khó khăn đƣợc lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phƣơng tháo gỡ, xử lý ngay tại buổi tiếp xúc hoặc hƣớng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tƣ và triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm, UBND tỉnh tổ chức các chƣơng trình, hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp theo chuyên đề, lĩnh vực và tại các địa phƣơng để lãnh đạo tỉnh và các huyện, thành phố nghe và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng thực hiện tốt công tác tuyên truyền những nội dung các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhằm cung cấp, cập nhật các thông tin cần thiết về pháp luật, cơ chế, chính sách của Trung ƣơng và của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; cung cấp các thông tin thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, các thông tin kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc cho doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp nếu có khó khăn, vƣớng mắc có thể kiến nghị lãnh đạo tỉnh và các Sở, ngành biết và giải quyết kịp thời. Theo kết quả PCI năm 2017, có đến 80% doanh nghiệp hài lòng đối với phản hồi, giải đáp của các cơ

quan thuộc hệ thống chính quyền Quảng Nam; có 72% doanh nghiệp cho biết các vấn đề của doanh nghiệp đã đƣợc giải quyết kịp thời sau những cuộc tiếp xúc, đối thoại [25]. Có thể nói đây là sự ghi nhận những nỗ lực rất lớn của chính quyền tỉnh Quảng Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4575/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 về Quy định hƣớng dẫn và quản lý hoạt động đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo đó, các thủ tục thuộc các lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng, đất đai và bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện một cửa và thời gian hoàn thành đƣợc rút ngắn. Nhà đầu tƣ chỉ cần nộp hồ sơ một lần và nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ tỉnh, nhờ đó đã mang lại hiệu quả lớn, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục cho doanh nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh còn Thành lập các tổ công tác để hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tƣ với thành phần là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban ngành, lãnh đạo các địa phƣơng trực thuộc để nắm bắt thông tin về tiến độ, tháo gỡ nhanh khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực về tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giấy phép xây dựng, thủ tục kinh doanh…

- Tỉnh Quảng Nam cũng có chủ trƣơng xây dựng và công bố thƣờng niên bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, huyện và thành phố (DDCI) từ năm 2018; cho phép tỉnh giám sát hiệu quả và nâng cao trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố đối với công cuộc cải cách hành chính nhằm đƣa kế hoạch, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh của Quảng Nam ngày càng thực

chất và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng mạnh mẽ nhƣ hiện nay.

- Tuy nhiên, việc tạo lập, cải thiện môi trƣờng kinh doanh của tỉnh vẫn còn một số hạn chế: hạ tầng dù đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn trƣờng hợp giải quyết thủ tục mất nhiều thời gian. Một số luật, quy định chậm hƣớng dẫn thi hành nên ảnh hƣởng đến việc thực hiện. Tiếp cận đất đai và sự thiếu ổn định trong sử dụng đất có chiều hƣớng gia tăng nên doanh nghiệp

mặt bằng, bồi thƣờng cho dân; quy hoạch đất đai chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển làm ảnh hƣởng tới tiến độ, kế hoạch đầu tƣ của doanh nghiệp, nhất là các dự án trọng điểm vùng Đông Nam của tỉnh. Các khoản chi phí không chính thức vẫn gia tăng, doanh nghiệp phải “trả hoa hồng” để có đƣợc hợp đồng tăng mạnh. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của tỉnh.

Bảng 2.15. Đánh giá mức độ cải thiện môi trường kinh doanh cho ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam (2012-2017)

Mức độ cải thiện Tỷ lệ chọn (%)

Cải thiện nhiều 49,3

Cải thiện chút ít 41,9

Không cải thiện 8,8

Kém đi đôi chút 0

Kém đi nhiều 0

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018)

- Theo khảo sát của tác giả về môi trƣờng kinh doanh đối với ngành công nghiệp của tỉnh hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều đánh giá tích cực: khoảng 33,5% doanh nghiệp đánh giá môi trƣờng kinh doanh phát triển công nghiệp của Quảng Nam rất tốt, 59,2% đánh giá khá tốt, còn lại là đánh giá trung bình. Không có doanh nghiệp nào đánh giá môi trƣờng kinh doanh phát triển công nghiệp của tỉnh kém. Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao sự cải thiện môi trƣờng kinh doanh ngành công nghiệp của tỉnh trong 5 năm qua; 49% doanh nghiệp cho rằng trong 5 năm qua môi trƣờng kinh doanh đã cải thiện nhiều; 42% cho rằng môi trƣờng kinh doanh có cải thiện chút ít; gần 9% doanh nghiệp thấy môi trƣờng kinh doanh không có thay đổi gì. Không có doanh nghiệp nào cho rằng môi trƣờng kinh doanh kém hơn so với trƣớc đây. Kết quả trên cho thấy việc tạo lập môi trƣờng kinh doanh của tỉnh thời gian qua đƣợc tỉnh Quảng Nam quan tâm và đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu, tạo dựng đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ đến sản xuất kinh doanh tại Quảng Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)