Khái niệm và yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững đối với hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 25 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Khái niệm và yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững đối với hộ

hộ gia đình DTTS

a. Khái niệm phát triển sinh kế bền vững

Phát triển sinh kế bền vững đƣợc định nghĩa là “quá trình tác động có chủ ý của các chủ thể liên quan nhằm tạo ra những thay đổi trong hoạt động sinh kế vốn có của các gia đình DTTS theo hướng tích cực, bền vững nhằm không ngừng”.

b. Yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững đối với hộ gia đình DTTS

Việc phát triển sinh kế bền vững cho hộ gia đình DTTS cần phải đạt đƣợc một số yêu cầu nhất định:

- Phát triển sinh kế bền vững phải thích ứng với điều kiện trình độ của người dân và tạo ra được mức sống ổn định cho hộ gia đình.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém về nguồn lực sinh kế, trong đó có nhiều lý do nội tại của chính hộ gia đình đó là do thiếu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, thiếu kiến thức, thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng... Tuy nhiên, không phải bất kỳ một mô hình sinh kế nào cũng phù hợp với ngƣời dân, các mô hình sinh kế bền vững cần phải thích ứng với trình độ nhận thức, trình độ học vấn ở mỗi địa phƣơng nơi mà họ sinh sống. Thực tế cho thấy rằng trình độ học vấn của đồng bào DTTS chƣa thực sự cao, khả năng tiếp thu lại thấp, chính vì vậy không phải cứ áp dụng mô hình nào cũng

mang lại hiệu quả tích cực, cần có những nghiên cứu cụ thể, chi tiết trƣớc khi đem vào thử nghiệm các mô hình này tới cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

Ngoài các yếu tố trên, việc phát triển sinh kế bền vững đối với hộ gia đình DTTS phải có khả năng tạo ra đƣợc nguồn thu nhập đều đặn có khả năng duy trì đƣợc cuộc sống cho các thành viên của gia đình. Vì vậy, khi đánh giá một mô hình sinh kế phù hợp hay không trƣớc hết ta phải xem xét khả năng này của mô hình. [5]

- Phát triển sinh kế bền vững phải gắn kết được lịch sử, truyền thống kinh tế, văn hoá kết nối được với hoạt động kinh tế của cộng đồng.

Xác định tính bền vững của sinh kế của đồng bào DTTS phải đƣợc đánh giá thông qua việc sinh kế đó có giúp gắn kết đƣợc lịch sử truyền thống kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán của ngƣời dân và cộng đồng dân tộc bản địa hay không. Đây là một nhân tố để duy trì tính ổn định của xã hội, tiền đề cho việc ổn định về kinh tế. Việc quan tâm tới các giá trị lịch sử, truyền thống không có nghĩa là bảo thủ, chỉ giữ lấy những truyền thống cũ vốn đã lạc hậu, nhiều khi lại là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Nhƣng nếu chỉ quan tâm đến sự cách tân, sự đổi mới mà tiến hành thay đổi toàn diện các truyền thống văn hóa, lịch sử cũng sẽ dẫn đến ngƣời dân nghèo, vốn dĩ khả năng thích ứng kém có thể bị sốc, làm tổn hại bến tính bền vững của sinh kế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng dƣới tác động của toàn cầu hóa hiện nay thì việc phát triển và ổn định sinh kế cho ngƣời dân cần phải đƣợc đánh giá qua khả năng kết nối thành công của nó với hoạt động kinh tế của cộng đồng. Việc tạo ra các liên kết giữa các cộng động ngƣời dân sẽ tạo ra các hiệu ứng tích cực, điều này giúp cho ngƣời dân nhận đƣợc sự quan tâm từ cộng đồng, giảm đƣợc rủi ro bất trắc đồng thời rèn luyện, học tập đƣợc từ kinh nghiệm của ngƣời khác. Sự khác biệt hóa là tốt, tuy nhiên nó có vẻ không phải là lựa chọn tốt cho mục tiêu sinh kế bền vững.

- Phát triển sinh kế bền vững phải cho phép phát huy được các nguồn lực tại chỗ và chống chọi được với các “cú sốc” bất lợi từ môi trường.

Sinh kế bền vững gắn liền với cuộc mƣu sinh của ngƣời dân qua nhiều thế hệ, nó chỉ có thể đƣợc duy trì sự ổn định lâu dài nếu nó cho phép khai thác và phát huy đƣợc các nguồn lực tại chỗ (lao động, đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên...) để tạo ra nguồn thu nhập cho ngƣời dân. Nếu việc xây dựng sinh kế chỉ hoàn toàn dựa vào các nguồn lực ngoại tác thì việc ổn định đời sống lâu dài cho ngƣời dân chắc chắn rất khó. Sinh kế bền vững phải cho phép phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.[5]

Trong điều kiện nền kinh tế luôn chịu sự tác động của rất nhiều biến số ảnh hƣởng bên ngoài khó kiểm soát dẫn đến xuất hiện các cú sốc bất lợi từ môi trƣờng nhƣ thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trƣờng... làm cho hoạt động sinh kế của gia đình bị ảnh hƣởng tiêu cực. Một mô hình sinh kế tốt phải là một mô hình sinh kế có khả năng chống chịu trƣớc các cú sốc đó. Tức là vẫn có khả năng tạo ra đƣợc thu nhập hoặc huy động từ các nguồn bù đắp khác để duy trì cuộc sống của gia đình trong những khoảng thời gian nhất định.

- Phát triển sinh kế bền vững phải gắn kết được với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng chung của đất nước.

Kinh tế của hộ gia đình muốn bền vững thƣờng phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế nói chung. Sự thích ứng này có thể thuận chiều hay nghịch chiều. Tuy nhiên, nều một ngƣời dân không có đƣợc khả năng thích ứng này, tức là không gắn kết đƣợc với xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của địa phƣơng và đất nƣớc thì chắc chắn nó sẽ gặp rất nhiều rủi ro vì không đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách của Nhà nƣớc, một điều kiện rất cần thiết để ổn định sinh kế cho ngƣời DTTS. Ngƣợc lại,

sinh kế cho hộ DTTS mà không gắn với yêu cầu chung của phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phƣơng thì nhà nƣớc cũng rất khó để hỗ trợ vì không thể xây dựng chính sách riêng cho một vài cá nhân. [5]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)