7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN KONPLÔNG
Việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện KonPlông cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với các chƣơng trình, dự án, đề án, chính sách, kế hoạch của Nhà nƣớc, tỉnh, huyện nhằm đƣa ra những giải pháp kịp thời và thiết thực nhất.
- Nghị định số 05/2011/ Đ-CP về việc “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030”
Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ƣu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bƣớc thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc, nhu cầu thị trƣờng lao động hiện tại và tƣơng lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lƣợng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIII về việc“Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020”
Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ nghèo trong
cả nƣớc xuống dƣới 5%, các huyện nghèo xuống dƣới 30%, đồng thời hoàn thành việc rà soát các chính sách giảm nghèo theo hƣớng sắp xếp, điều chỉnh để tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo. Xây dựng chuẩn nghèo mới theo cách tiếp cận đa chiều. Giai đoạn (2016 – 2020) phải đạt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 5 năm của Quốc hội, hạn chế tái nghèo; thực hiện chính sách ƣu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trƣờng… để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh ở các vùng khó khăn để tạo ra việc làm tại chỗ; tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục đào tạo để nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và DTTS với nghề phù hợp. Duy trì các chính sách hỗ trợ cho con em DTTS đi học nhằm nâng cao trình độ dân trí…
- uy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - x hội huyện Kon lông đến năm 2020, định hướng, đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đ y
- Khai thác tối đa và phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực và ngoại lực nhằm đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, nâng cao nhịp độ và chất lƣợng tăng trƣởng trong từng ngành, từng lĩnh vực của huyện; đƣa KonPlông nhanh chóng trở thành địa bàn trọng điểm của tỉnh Kon Tum.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng du lịch, dịch vụ và công nghiệp. Khai thác lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu và đa dạng sinh học nhằm tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng.
- Gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
- Phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ tài nguyên rừng, khai thác hợp lý các tiềm năng thiên nhiên.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội.
Bảng 3.6. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp và giữa khu vực sản xuất và dịch vụ
Cơ cấu 2008 2010 2015 2020 Mức chu ển dịch(% 2009 -2010 2011- 2015 2011- 2020
1.N.nghiệp & phi NN 100 100 100 100 - - - + Nông nghiệp 47,3 42,5 33,0 25,1 -4,8 -9,5 -7,9 + Phi nông nghiệp 52,7 57,5 67,0 74,9 +4,8 +9,5 +7,9
2. Giữa KVSX & DV 100 100 100 100 - - - +KV sản xuất vật chất 66,3 65,5 64,5 63,6 -0,8 -1,0 -0,9 + Khu vực dịch vụ 33,7 34,5 35,5 36,4 +0,8 +1,0 +0,9
(Nguồn Báo cáo và phương hướng của Phòng Kế hoạch – Tài chính huyện Kon lông năm 2016