7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.4. Các cách tiếp cận phát triển sinh kế bền vững
a. Sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của CARE
Từ năm 1994, CARE đã sử dụng hệ thống “Bảo đảm sinh kế hộ gia đình” (Household Livelihood Security) nhƣ một khuôn khổ để phân tích, thiết kế, quản lý và đánh giá chƣơng trình.
Khái niệm “Bảo đảm sinh kế hộ gia đình” kế thừa khái niệm cổ điển về sinh kế của Chambers và Conway (1992), bao gồm 03 đặc trƣng cơ bản: (1) khả năng của con ngƣời (nhƣ giáo dục, kỹ năng, sức khỏe, định hƣớng tâm lý), (2) khả năng tiếp cận đến các tài sản hữu hình và vô hình, và (3) sự tồn tại của các hoạt động kinh tế. Sự tác động qua lại giữa 03 đặc trƣng này sẽ xác định chiến lƣợc sinh kế mà hộ gia đình sẽ theo đuổi.
CARE cũng đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cƣờng năng lực của ngƣời nghèo nhằm thúc đẩy họ có thể thực hiện các sáng kiến và đảm bảo sinh kế của riêng mình; và do đó nhấn mạnh đến việc trao quyền nhƣ là một khía cạnh cơ bản trong cách tiếp cận sinh kế bền vững của CARE.[5]
b. Sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của UNDP
Tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP là một khung chƣơng trình nhằm đƣa ra tập hợp các hoạt động đƣợc lồng ghép với nhau để cải thiện sự bền vững của sinh kế cho nhóm ngƣời nghèo và dễ bị tổn thƣơng trong xã hội thông qua việc tăng cƣờng khả năng ứng phó, phục hồi và chiến lƣợc thích ứng của họ.
Hình 1.2. Cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP
guồn Chương trình hát triển của iên hiệp quốc U D
Mặc dù nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc ứng dụng các công nghệ cải tiến cũng nhƣ tăng cƣờng đầu tƣ cho kinh tế và xã hội. Các vấn đề về chính sách và quản lý có ảnh hƣởng đến sinh kế cũng phải đƣợc giải quyết. Các hoạt động hỗ trợ khác nhau đƣợc tổ chức và thực hiện ở cấp quận, huyện, hệ thống các cơ sở ở cấp cộng đồng và hộ gia đình. [5]
c. Sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của DFID
Trong khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh
(Department for International Development – DFID) đƣợc các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế. Trong khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế bao gồm: (1) Các ƣu tiên mà con ngƣời có thể nhận biết đƣợc; (2) Các chiến lƣợc mà họ lựa chọn để theo đuổi ƣu tiên; (3) Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu đƣợc; (4) Cách tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử
Các khả năng sinh kế Các khả năng sinh kế Các khả năng sinh kế Sinh kế CON NGƢỜI
dụng hiệu quả các loại vốn mình có; (5) Bối cảnh sống của con ngƣời, bao gồm các xu hƣớng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ.[1]
Trên cơ sở phân tích, đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của các cách tiếp cận về sinh kế khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn khung phân tích của DFID với 04 nội dung chính đó là: (1) Nguồn lực sinh kế và khả năng cải thiện nguồn lực sinh kế; (2) Chiến lƣợc sinh kế; (3) Mô hình sinh kế và (4) kết quả sinh kế có điều chỉnh một số nội dung theo IFAD nhƣ bổ sung vào khung phân tích các yếu tố: tinh thần, văn hóa, chính sách thể chế, thị trƣờng… cho phù hợp với đặc điểm nghiên cứu của đề tài. Để khắc phục hạn chế của khung logic trong cách tiếp cận của DFID, khi xây dựng khung phân tích và triển khai các mô hình sinh kế trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của ngƣời dân và cũng đã xây dựng quy trình thực hiện dựa vào cộng đồng.