Nhóm giải pháp nhằm cải thiện nguồn lực sinh kế cho các hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 83 - 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện nguồn lực sinh kế cho các hộ

gia đình đồng bào DTTS

a. Giải pháp cải thiện nguồn lực con người

- Trình độ học vấn của đồng bào DTTS ở huyện KonPlông theo tác giả nghiên cứu còn thấp, trung bình chỉ đến lớp 4,5 và mù chữ, trong khi đó nguồn lực con ngƣời là yếu có vai trò quan trọng nhất trong chiến lƣợc sinh kế vì con ngƣời đƣa ra các hoạt động sinh kế của hộ gia đình mình. Nếu con ngƣời có trình độ thì sẽ đƣa ra những quyết định có tính khả thi cao, đạt hiệu quả cao do vậy cần nâng cao trình độ học thức của ngƣời dân nơi đây, nâng cao cả trình độ của cán bộ quản lý và nhân dân. Thay đổi con ngƣời trƣớc hết là thay đổi về nhận thức, điều này đòi hỏi cần phải có chính sách cũng nhƣ

các chƣơng trình dự án nhằm nâng cao trình độ dân trí. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt đồng bào vùng cao, sâu xa họ thƣờng có những phong tục tập quán sản xuất của riêng họ và họ rất bảo thủ, do vậy phải làm thay đổi sâu sắc từ cách nhìn nhận của ngƣời dân về giáo dục, làm cho họ hiểu đƣợc tri thức chính là nguồn vốn làm thay đổi cuộc sống, góp phần nâng cao địa vị của họ trong xã hội.

- Bên cạnh đó cần nâng cao kiến thức cho ngƣời dân thông qua các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, tập huấn kỹ thuật…về các lĩnh vực sử dụng nguồn lực, sản xuất, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Đây là biện pháp đầu tiên, cơ bản và quyết định nhằm nâng cao năng lực để họ có thể tiếp cận thực tế sản xuất đề ra quyết định cũng nhƣ thực hiện quyết định của mình.

b. Giải pháp cải thiện nguồn lực tài chính

- Ngoài trình độ dân trí thấp thì vấn đề tài chính cũng là một vấn đề nan giải đối với đồng bào DTTS. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ cho những hộ DTTS vay vốn để đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ các hoạt động phi nông nghiệp. Cung cấp thông tin và hƣớng dẫn họ các thủ tục vay vốn; bên cạnh đó, các thủ tục vay vốn cần đƣợc đơn giản và ngắn gọn hơn để phù hợp với dân trí ở đây. Hoặc có thể cho vay bằng các hiện vật nhƣ: bò, dê, hỗ trợ giống cây trồng cho các hộ dân tộc nghèo.

- Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số bằng cách bán vật tƣ nông nghiệp theo hình thức trả chậm, trả sau khi thu hoạch.

- Cần có giải pháp cho đồng bào DTTS vay vốn thông qua các tổ chức địa phƣơng nhƣ: hội phụ nữ, hội nông dân…với lãi suất thấp.

- Tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển các dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tƣ cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ƣu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm, các chƣơng trình phát triển cây con và sản

phẩm chủ lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

c. Giải pháp cải thiện nguồn lực vật chất

- Huyện KonPlông cần có chính sách hỗ trợ vốn để ngƣời dân đồng bào DTTS mua máy móc, vật tƣ nông nghiệp, để chƣơng trình kích cầu nông nghiệp đạt hiệu quả hơn, nhằm tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

- Ngoài ra, thƣờng xuyên tổ chức các buổi giới thiệu, tập huấn ứng dụng các sản phầm, máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất nhằm để bà con tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại.

Trong tƣơng lai nếu giải pháp này đƣợc thực hiện, tính khả thi sẽ rất cao vì đáp ứng đƣợc yêu cầu về vốn của hộ nông dân, đồng thời đƣa tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông sản hàng hóa.

d. Giải pháp cải thiện nguồn lực xã hội

- Nâng cao nhận thức của đồng bào để họ nhận thấy đƣợc tầm quan trọng, thể hiện lợi ích của mỗi cá nhân trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp thôn. Để ngƣời dân đƣợc chủ động đóng góp ý kiến, giao tiếp với các hộ trong thôn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn…

- Hoàn thiện hơn các chính sách hoạt động của các tổ chức Đoàn, hội trong thôn, xã để các thành viên trong hộ có một tổ chức chính thức hƣớng dẫn, tạo môi trƣờng thuận lợi, bảo vệ lợi ích của các cá nhân trong cộng đồng. Giáo dục ý thức cho đồng bào dân tộc nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của các tổ chức đoàn hội trong thôn bản. Từ đó vận động, thu hút họ tham gia vào các hội đoàn thể ở thôn, xã nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên…

- Tƣ vấn, hƣớng dẫn, trang bị cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có những kĩ năng thành lập lại những nhóm hội để cùng phát triển nhƣ: hội trồng cao su, hội trồng keo, hội trồng cà phê, hội nuôi bò... để bảo vệ quyền lợi

cũng nhƣ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong cách làm ăn, chia sẻ giúp đỡ với nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

e. Giải pháp cải thiện nguồn lực tự nhiên

- Cần thực hiện tốt việc quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã, cần mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa nƣớc có năng suất bấp bênh, năng suất thấp sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho việc “dồn điền, đổi thửa” ở những thôn có điều kiện để đẩy nhanh việc tích tụ ruộng đất phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi. - Tiếp tục giao đất và đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, đó là một cơ sở rất tốt để đồng bào các dân tộc thiểu số có thể phát huy đƣợc sinh kế của mình. Tổ chức giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho ngƣời dân sống gần rừng và hỗ trợ cho họ phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ dƣới tán rừng để tạo cho họ tăng thu nhập và ý thức bảo vệ rừng bền vững.

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện chiến lƣợc sinh kế cho hộ gia đình đồng bào DTTS

a. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp

Mặc dù nguồn thu nhập chính của các dân tộc thiểu số ở đây là từ nông nghiệp, song dựa vào các nguồn lực sẵn có cần có hƣớng đi phát triển các nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công sẽ tạo ra giá trị kinh tế cao hơn. Đối với huyện KonPlông diện tích chủ yếu là rừng thực hiện đẩy mạnh giao khoán, bảo vệ rừng. Phải tạo điều kiện và khuyến khích để ngƣời nghèo dân tộc thiểu

số học hỏi lẫn nhau phát triển các ngành nghề mới có thu nhập cao, nâng cao đời sống ngƣời dân.

b. Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Nhƣ số liệu đã phân tích ở chƣơng 2, thu nhập của đồng bào DTTS chủ yếu tè trồng trọt và chăn nuôi, và thực tế 2 hoạt động này mang lại nguồn thu không thực sự cao, chính vì vậy các hộ DTTS cần đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình bằng cách tham gia vào một số hoạt động kinh tế khác nhƣ nuôi trồng thủy sản, phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 83 - 87)