CÁC YẾU TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN

VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.3.1. Khả năng nhận thức và kiểm soát sự tha đổi

Môi trƣờng sinh kế có vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp lên tài sản và những lựa chọn của ngƣời dân trong việc mƣu cầu về lợi ích đầu ra của sinh kế. Cụ thể:

- Những cú sốc từ môi trƣờng có thể phá hủy tài sản một cách trực tiếp, nó còn có thể buộc mọi ngƣời phải từ bỏ tài sản và cả nơi sinh sống của mình. Ví dụ nhƣ ngƣời dân bị chính quyền thu hồi đất để xây dựng các đập thủy điện, để xây dựng các khu cụm công nghiệp, để phát triển đô thị và nhiều lý do khác. Ngoài ra, nó cũng có thể là do các nguyên nhân khác nhƣ nạn lở đất, sụt lún đất… dẫn đến việc ngƣời dân không thể sinh sống ở nơi cũ. Những tác động trên đã tạo ra các cú sốc khiến gia đình họ phải di dời đi nơi khác, nhà cửa bị phá hủy, đất đai bị thu hồi, sinh kế bị đảo lộn.

- Những dự đoán của con ngƣời về trạng thái tƣơng lai của môi trƣờng sống có ảnh hƣởng đặc biệt đến việc lựa chọn chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân. Đối với ngƣời dân nghèo, tƣơng lai môi trƣờng sống thƣờng bị tác động của rất nhiều yếu tố không kiểm soát đƣợc nên việc lựa chọn chiến lƣợc sinh kế đúng đắn không phải là chuyện dễ dàng.

- Vấn đề biến động về giá cả, cơ hội việc làm và nguồn lƣơng thực, thực phẩm theo mùa vụ là một trong những nguyên nhân có ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh kế của ngƣời dân, đặc biệt là hộ DTTS.

Chính vì vậy, việc tăng cƣờng khả năng nhận thức và kiểm soát sự thay đổi của môi trƣờng sinh kế của ngƣời dân sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo đƣợc nguồn tài sản cũng nhƣ giảm bớt sự bấp bênh trong mô hình sinh kế của họ.

1.3.2. Khả năng các nguồn lực và cơ hội tiếp cận thành công các nguồn lực sinh kế

Nguồn lực sinh kế là hạt nhân của mọi mô hình sinh kế, là điều kiện tiên quyết trong việc tạo ra của cải, thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho ngƣời dân. Quy mô hiện có các nguồn lực của hộ gia đình là sự đảm bảo quan trọng cho các hoạt động sinh kế của họ. Bên cạnh đó, việc tiếp cận đƣợc các nguồn lực sinh kế chung của xã hội nhƣ: đất đai, tiền vốn, tài nguyên rừng, tài nguyên biển… của đồng bào DTTS là rất cần thiết trong quá trình giải quyết sinh kế bền vững. Trong quá trình hoạt động sinh kế, các nguồn lực sinh kế có tác động qua lại với các nhân tố còn lại trong mô hình sinh kế. Cụ thể:

- Trong bối cảnh tổn thƣơng, nguồn lực sinh kế có thể bị phá hủy hoặc đƣợc tạo ra bởi những xu hƣớng, những cú sốc hoặc tính thời vụ.

- Đối với thể chế và chính sách có ảnh hƣởng sâu sắc đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân nhƣ: tạo ra nguồn vốn (chính phủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng); khả năng tiếp cận nguồn vốn (các chính sách cho phép hoặc hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên); ảnh hƣởng đến tỷ lệ tích lũy tài sản của ngƣời dân (thuế, tỷ lệ lãi suất…).

- Đối với chiến lƣợc sinh kế, những ngƣời có nguồn vốn lớn thì có nhiều cơ hội lựa chọn những chiến lƣợc sinh kế phù hợp nhất nhằm đạt đƣợc kết quả sinh kế đã đề ra và ngƣợc lại.

- Đối với kết quả sinh kế: đối với ngƣời dân ở từng khu vực với những mục tiêu sinh kế khác nhau thì cần những nguồn vốn khác nhau.

Sinh kế của con ngƣời phụ thuộc vào khối lƣợng và chất lƣợng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến lƣợc và hoạt động sinh kế tùy thuộc vào mức độ hợp lý mà con ngƣời có thể kết hợp cũng nhƣ quản lý những nguồn lực mà họ có.

1.3.3. Chiến lƣợc sinh kế đúng đắn và hợp lý

Chiến lƣợc sinh kế là khái niệm dùng để chỉ cách thức mà ngƣời dân sử dụng các nguồn lực sinh kế của họ vào sản xuất, dƣới tác động của các yếu tố nội tại (chính sách và dịch vụ hỗ trợ), và tác động của yếu tố bên ngoài (nguy cơ đe dọa từ môi trƣờng) nơi họ sinh sống. Một chiến lƣợc sinh kế đúng đắn và hợp lý sẽ giúp các hộ dân phát huy một cách tốt nhất các tác động tích cực của yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài đến hoạt động sinh kế của mình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có. Điều quan trọng nhất khi xác định chiến lƣợc sinh kế hiệu quả đó là làm sao cho để các hộ gia đình phát huy đƣợc cao nhất những lợi thế có thể có về nguồn lực nội tại để nắm bắt các cơ hội và hạn chế tối đa các rủi ro, bất lợi. Tuy nhiên, trong thực tế do sự yếu kém về năng lực, sự hạn chế về tài nguyên nên các hộ gia đình DTTS thƣờng khó có thể đƣa ra đƣợc chiến lƣợc sinh kế hợp lý nều không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

1.3.4. Hệ thống các chính sách, thể chế của Nhà nƣớc

Chính sách và thể chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho mỗi ngƣời dân và cả cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong sinh kế mà còn là cơ hội, là cứu cánh cho ngƣời dân và cộng đồng giảm thiểu đƣợc các tổn thƣơng và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, cần khuyến khích, vận động đƣợc ngƣời dân tích cực tham gia vào mọi quá trình phát triển, đồng thời huy

động sự tích cực tham gia của nhiều bên có liên quan từ chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể xã hội...

1.3.5. Sự nỗ lực vƣơn lên của bản thân hộ gia đình

Khi có những biến động xảy ra làm thay đổi môi trƣờng sống, tác động mạnh mẽ đến lối sống, điều kiện sản xuất, sinh hoạt và các nguồn lực, tài sản khác của hộ gia đình và cộng đồng. Để tồn tại, ngƣời dân cũng nhƣ cộng đồng đó sẽ phải có những nỗ lực để duy trì những hoạt động sinh kế cũ cũng nhƣ cố gắng tiếp nhận những cách thức hoạt động sinh kế mới phù hợp với nơi ở mới, đó là những hoạt động khôi phục sinh kế. Để khôi phục sinh kế, bản thân hộ gia đình phải đặt ra chiến lƣợc sinh kế riêng cho mình phù hợp với chiến lƣợc sinh kế chung của cả cộng đồng đã bị ảnh hƣởng.

1.3.6. Các nhân tố ngoại sinh khác

Trên thực tế, sự thành công của mô hình sinh kế còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác, đó là những yếu tố ngoại sinh nhƣ:

- Sự chủ quan của con ngƣời tham gia vào quá trình phân tích mô hình sinh kế. Vì việc lựa chọn và quyết định mô hình sinh kế thuộc về thẩm quyền quyết định của chủ gia đình, song việc quyết định này thƣờng hàm chứa rất nhiều yếu tố chủ quan. Đặc biệt là các hộ DTTS, khi mà trình độ nhận thức, khả năng nắm bắt thời cơ, khả năng về nguồn lực sinh kế yếu kém nên việc quyết định của họ thƣờng hàm chứa rủi ro, bất định cao.

- Độ trễ của các chính sách trƣớc những biến động của môi trƣờng bên ngoài. Việc cải thiện sinh kế cho hộ nghèo phụ thuộc rất lớn vào các chính sách và giải pháp hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, một chính sách hỗ trợ có thể rất tốt song không có nghĩa là khi áp dụng nó sẽ phát huy tác dụng ngay. Nhiều trƣờng hợp việc phát huy tác dụng chỉ có thể thấy rõ trong thời gian dài, mà ngƣời ta thƣờng gọi nó là “độ trễ chính sách”. Sự nóng vội trong việc điều chỉnh chính sách trong khi chƣa đánh giá hết tác động của độ trễ đầu tƣ

sẽ làm cho hiệu quả hỗ trợ giảm sút, ảnh hƣởng đến việc cải thiện sinh kế cho hộ DTTS.

- Sự phối hợp hỗ trợ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội với chính bản thân những hộ DTTS. Hộ gia đình DTTS thƣờng có hoàn cảnh đặc biệt, năng lực nhận thức không cao, nguồn lực hạn chế, khả năng kiểm soát sự thay đổi kém… Vì vậy, để cải thiện hoạt động sinh kế cho họ, thƣờng phải có sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ngay tại địa phƣơng họ sinh sống. Tuy nhiên để việc hỗ trợ giúp đỡ này hiệu quả, trƣớc hết cần phải có sự phối hợp tốt giữa các tổ chức này với hộ gia đình. Trong đó tiếng nói của hộ gia đình phải đƣợc tôn trọng, phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm của gia đình, khả năng và mong muốn của họ để có hoạt động hỗ trợ phù hợp, tránh gƣợng ép, rập khuôn.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DTTS TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC BÀO DTTS TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

1.4.1. Kinh nghiệm ở nƣớc ngoài

- Mô hình sinh kế “Gắn du lịch bền vững” với xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng

Dự án bắt đầu triển khai vào cuối năm 2005 với một chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch địa phƣơng cho ngôi làng Ebogo ở Camerun. Để mang đến những lợi ích thiết thực cho ngƣời nghèo, đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số tại các khu vực kém phát triển.

Sáng kiến ST- EP đã đề ra 07 cơ chế khác nhau, trong đó, ngƣời nghèo có thể đƣợc hƣởng lợi ích từ ngành du lịch. Các cơ chế nhƣ sau:

- Tạo việc làm cho ngƣời nghèo trong các doanh nghiệp du lịch;

- Ngƣời nghèo hay các tổ chức kinh tế của họ cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp du lịch;

- Ngƣời nghèo trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho du khách (hoạt động kinh doanh không chuyên);

- Thành lập và đƣa vào hoạt động các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ hoặc các tổ chức liên doanh bởi ngƣời nghèo (kinh doanh chuyên nghiệp);

- Đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng thông qua du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho ngƣời nghèo ở địa phƣơng, trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của các lĩnh vực khác [5].

- Kinh nghiệm phát triển sinh kế cho đồng bào tái định cư của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đƣợc coi là một trong những nƣớc có chính sách tái định cƣ tốt và phù hợp với đa số các yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn, đặc biệt trong các nỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập cho các hộ gia đình DTTS bị ảnh hƣởng. Từ năm 1950 – 1990, Trung Quốc có tới 10,2 triệu ngƣời di dời, trong đó riêng dự án đập Tam Hiệp phải di dời 1,3 triệu ngƣời, tro đó đa số là ngƣời DTTS.

Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong công tác tái định cƣ cho ngƣời DTTS là do họ đã xây dựng chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cƣ trong các lĩnh vực khác nhau với chuyển đổi sinh kế phù hợp. Bên cạnh việc có chính sách tốt thì nhân tố quan trọng thứ hai khiến hoạt động tái định cƣ ở Trung Quốc thành công là năng lực thể chế mạnh mẽ của các chính quyền địa phƣơng. Chính quyền cấp tỉnh chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc thực hiện chƣơng trình tái định cƣ. [5].

1.4.2. Kinh nghiệm ở trong nƣớc

- Kinh nghiệm về xây dựng nhóm tiết kiệm và tín dụng để phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa.

Dự án này hƣớng tới cải thiện điều kiện kinh tế cho 1.200 hộ nghèo, đại đa số là đồng bào dân tộc Vân Kiều, tại 6 xã mục tiêu gồm Hƣớng Tân,

Hƣớng Phùng, Hƣớng Linh, Hƣớng Sơn, Hƣớng Việt và Hƣớng Lập. Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, World Vision sẽ thành lập 50 nhóm sản xuất tại 6 xã, thành viên của các nhóm này sẽ đƣợc tập huấn kỹ thuật canh tác bền vững, cách sơ chế nông sản và cách tiết kiệm thông qua nhóm tiết kiệm và tín dụng do cộng đồng tự quản.

Các nhóm này cũng đƣợc học và thực hành cách lên kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trƣờng và kết nối sản phẩm của họ với nhu cầu thị trƣờng, từ đây để xây dựng hoạt động sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Vân Kiều.

- Kinh nghiệm từ dự án “phát triển sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiểu số các huyện miền Tây Nghệ An”

Dự án “sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiểu số các huyện miền Tây Nghệ An” do Liên minh hợp tác xã tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai với sự giúp đỡ của tổ chức Action aid và Ủy ban Dân tộc. Với mục đích là hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số các huyện miền Tây Nghệ An thực hiện các giải pháp sinh kế để thay thế những loại hình sinh kế hiện đang không đem lại tăng trƣởng bền vững. Từ mô hình sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiểu số tại các huyện miền tây Nghệ An, bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra là: Cần tuyên truyền, vận động thanh niên dân tộc thiểu số tham gia lao động sản xuất, tự đứng lên làm giàu chínhđáng tại địa phƣơng; chuyển giao mạnh mẽ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho thanh niên, lồng ghép các chƣơng trình 30a, đề án sản xuất nông nghiệp hàng năm, khuyến nông, khuyến ngƣ để tiếp tục nhân rộng các mô hình; xây dựng mô hình liên kết, thực hiện chuỗi giá trị trong sản xuất, có địa chỉ bao tiêu sản phẩm để thanh niên yên tâm phát triển sản xuất và cung ứng hàng hóa ra thị trƣờng; lồng gắn việc phát triển sản xuất với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phƣơng…

- Kinh nghiệm lan tỏa mô hình trồng rau từ thôn người Kinh ra thôn DTTS.

Vĩnh Tiến là thôn ngƣời Kinh từ Thạch Đà-Vĩnh Phúc di cƣ đến xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang) theo phong trào “kinh tế mới” trong những năm 60. Nhờ có truyền thống làm rau, gặp điều kiện thuận lợi về khí hậu (ẩm, lạnh) tại nơi ở mới, nên hầu hết trong số 46 hộ gia đình trong thôn đều phát triển kinh tế dựa vào cây rau. Thôn chỉ có 3ha đất sản xuất, nhờ chuyên canh làm rau trái vụ đem lại nguồn thu nhập lớn đã trở thành thôn có điều kiện kinh tế khá trong xã. Thời gian đầu khi các hộ tại Vĩnh Tiến làm rau, đồng bào ngƣời Nùng, H’mông, Dao tại các thôn DTTS lân cận nhƣ Bó Lách, Đông Tinh, Tân Tiến…chủ yếu mang ngô, lúa ra đổi rau về ăn. Phong trào trồng rau tại các thôn DTTS chỉ thực sự phát triển mạnh từ đầu năm 2000. Thông qua việc mua cây giống của ngƣời Kinh tại Vĩnh Tiến, các hộ tại các thôn DTTS học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc rau. Ban đầu là một vài hộ, sau lan rộng ra toàn bộ các hộ trong thôn. Đến nay, tại các thôn DTTS các hộ gia đình đều đã biết trồng rau để bán có thêm thu nhập. Một số hộ DTTS đã biết làm rau trái vụ cho thu nhập cao.

1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho KonPLông

Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc tác giả nhận thấy rằng, việc phát triển sinh kế bền vững giúp đồng bào DTTS đƣợc thực hiện rất đa dạng và phong phú, ứng với mỗi điều kiện cụ thể sẽ có một mô hình thích ứng nhất định, không có mô hình chung cho tất cả mọi đối tƣợng, cho mọi địa phƣơng. Dù vậy, nghiên cứu cũng cho thấy một số điểm chung rút ra từ các mô hình sinh kế thành công. Trƣớc hết, việc phát triển các mô hình sinh kế bền vẵng giúp đồng bào DTTS là rất đa dạng và phong phú, nó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng gia đình, không thể “rập khuôn”. Việc triển khai các mô hình sinh kế bền vững thƣờng có vai trò đóng góp của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)