Đặc điểm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 54 - 56)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Đặc điểm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ

Việc đánh giá sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: y tế; giáo dục; nhà ở; nƣớc sạch và vệ sinh; thông tin có ý nghĩa trong việc nhận định hoạt động sinh kế của đồng bào DTTS. Các thông tin và số liệu đƣợc trình bày tại mục này đƣợc tác giả tổng hợp và đánh giá thông qua báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của UBND huyện KonPlông qua các năm.

- Tiếp cận dịch vụ nhà ở

Ổn định chỗ ở là yêu cầu bức thiết để ổn định cuộc sống, là điều kiện đầu tiên để cải thiện sinh kế cho đồng bào DTTS. Nhà ở ngoài việc giúp đảm bảo sức khỏe cho con ngƣời để có khả năng lao động dài hạn; Chỗ ở thuận tiện còn có khả năng tạo sinh kế, tăng thu nhập cho hộ gia đình nhƣ: buôn bán; cho thuê mặt bằng… Hiện nay còn 2,7% các hộ gia đình DTTS chƣa có

nhà ở. Trong số các hộ có nhà ở, có đến trên 71,4% các hộ gia đình là ở nhà cấp 4, nhà tạm, chỉ có 28,6% số gia đình nghèo có nhà xây kiên cố.

- Tình trạng tiếp cận lƣơng thực, thực phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, nhất là DTTS đó là tiêu chí về đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm cho cuộc sống. Tình trạng thiếu đói này chủ yếu là do rất nhiều hộ nghèo ngƣời DTTS không sản xuất nông nghiệp hoặc không còn sản xuất cây lƣơng thực, chủ yếu là làm thuê hoặc chuyển sang trồng cây công nghiệp. Do giá cả sản phẩm nông nghiệp thấp nên ngƣời sản xuất cũng có xu hƣớng không thuê nhiều lao động nên dẫn đến hộ gia đình DTTS thiếu việc làm, giảm thu nhập. Từ đây, ảnh hƣởng đến hoạt động sinh kế nói chung của đồng bào.

- Tình trạng tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục

Giai đoạn 2011-2016, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động-TBXH phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện, UBND các xã tổ chức in và cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho 68.874 lƣợt đối tƣợng . Đồng thời, tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 97.817 lƣợt bệnh nhân. Trong đó, hộ nghèo, cận nghèo đƣợc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT là 23.899 lƣợt, còn lại là ngƣời DTTS sống ở vùng điều kiện khó khăn, tổng kinh phí thực hiện ƣớc khoảng 20,0 tỷ đồng.

Đối với việc tiếp cận với giáo dục, việc cho con cái đi học là trách nhiệm, là nghĩa vụ của gia đình, là cách thức lâu bền để xóa nghèo cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên tình trạng chung đang xảy ra là nhiều gia đình không muốn cho con cái tới trƣờng, tình trạng bỏ học, nghỉ học của học sinh DTTS rất đáng báo động.

- Tình trạng nƣớc sạch và vệ sinh

Do đặc điểm nhà cửa, chỗ ở của các hộ DTTS còn khó khăn nên điều kiện về các công trình vệ sinh và nƣớc sạch của nhiều hộ nghèo rất thiếu thốn.

Tỷ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc sạch trong sinh hoạt đạt 75,6%, đặc biệt là các vùng thị xã, thị trấn và một số thôn bản đồng bào dân tộc có tỷ lệ dùng nƣớc sạch trên 90%.

- Về tiếp cận thông tin

Ngoài việc tiếp cận thông tin trực tiếp thông qua cán bộ ở thôn bản, kênh tiếp nhận thông tin quan trọng nhất của ngƣời dân đó là qua báo đài, TV, điện thoại... Vì vậy, việc hộ gia đình đƣợc trang bị các tài sản này cũng gián tiếp cho biết khả năng tiếp cận thông tin của gia đình họ.

- Khả năng tiếp cận các nhu cầu thiết yếu

Ngƣời dân cần phải mua các vật tƣ đầu vào và phải bán các sản phẩm đầu ra của gia đình mình trên thị trƣờng, trong trƣờng hợp cụ thể của các hộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)