7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.6. Các nhân tố ngoại sinh khác
Trên thực tế, sự thành công của mô hình sinh kế còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác, đó là những yếu tố ngoại sinh nhƣ:
- Sự chủ quan của con ngƣời tham gia vào quá trình phân tích mô hình sinh kế. Vì việc lựa chọn và quyết định mô hình sinh kế thuộc về thẩm quyền quyết định của chủ gia đình, song việc quyết định này thƣờng hàm chứa rất nhiều yếu tố chủ quan. Đặc biệt là các hộ DTTS, khi mà trình độ nhận thức, khả năng nắm bắt thời cơ, khả năng về nguồn lực sinh kế yếu kém nên việc quyết định của họ thƣờng hàm chứa rủi ro, bất định cao.
- Độ trễ của các chính sách trƣớc những biến động của môi trƣờng bên ngoài. Việc cải thiện sinh kế cho hộ nghèo phụ thuộc rất lớn vào các chính sách và giải pháp hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, một chính sách hỗ trợ có thể rất tốt song không có nghĩa là khi áp dụng nó sẽ phát huy tác dụng ngay. Nhiều trƣờng hợp việc phát huy tác dụng chỉ có thể thấy rõ trong thời gian dài, mà ngƣời ta thƣờng gọi nó là “độ trễ chính sách”. Sự nóng vội trong việc điều chỉnh chính sách trong khi chƣa đánh giá hết tác động của độ trễ đầu tƣ
sẽ làm cho hiệu quả hỗ trợ giảm sút, ảnh hƣởng đến việc cải thiện sinh kế cho hộ DTTS.
- Sự phối hợp hỗ trợ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội với chính bản thân những hộ DTTS. Hộ gia đình DTTS thƣờng có hoàn cảnh đặc biệt, năng lực nhận thức không cao, nguồn lực hạn chế, khả năng kiểm soát sự thay đổi kém… Vì vậy, để cải thiện hoạt động sinh kế cho họ, thƣờng phải có sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ngay tại địa phƣơng họ sinh sống. Tuy nhiên để việc hỗ trợ giúp đỡ này hiệu quả, trƣớc hết cần phải có sự phối hợp tốt giữa các tổ chức này với hộ gia đình. Trong đó tiếng nói của hộ gia đình phải đƣợc tôn trọng, phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm của gia đình, khả năng và mong muốn của họ để có hoạt động hỗ trợ phù hợp, tránh gƣợng ép, rập khuôn.