Nhóm giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế cho hộ gia đình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 89 - 91)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế cho hộ gia đình

đình đồng bào DTTS

a. Đối với ngành trồng trọt

Để phát triển sinh kế trồng trọt một cách bền vững tại địa bàn nghiên cứu, ta chọn các đối tƣợng cây trồng có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên (đặc điểm thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn) đối với cây trồng hàng năm nhƣ: cây ngô, sắn…đây là những cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai của địa phƣơng, mất ít công chăm sóc, đầu tƣ ít và sản phẩm ngô, sắn có thể bán

hoặc làm thức ăn cho chăn nuôi để giảm chi phí mua thức ăn cho chăn nuôi. Cụ thể đối với các vùng thấp diện tích phần lớn là núi đá vôi loại cây trồng thích hợp với núi đá và đã đƣợc hình thành từ những năm trƣớc đây là cây cao su, dựa vào đó mở rộng diện tích cao su và tăng cƣờng các kỹ thuật chăm sóc để cây cao su có năng suất sản lƣợng cao hơn, tạo thƣơng hiệu cao su cho vùng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

b. Đối với ngành chăn nuôi

Để phát triển đƣợc sản xuất nông nghiệp nhất là tăng tỷ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng thì phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê là lựa chọn phù hợp. Với lợi thế về diện tích đất tự nhiên lớn, huyện KonPlông thích hợp cho việc chăn thả gia súc, diện tích rộng có thể trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò, mô hình nuôi dê bán chăn thả cho thu nhập cao vừa giảm chi phí thức ăn vừa giảm công lao động chăm sóc. Do tận dụng đƣợc cả nguồn thức ăn xanh tự nhiên và sản phẩm trồng trọt nhƣ rơm rạ, cám ngô, cám sắn nên cũng chủ động đƣợc lƣợng thức ăn, giúp cho chăn nuôi trâu, bò có nhiều cơ hội phát triển, chăn nuôi dê cần đƣợc mở rộng quy mô. Đây là lợi thế cần đƣợc khai thác và phát huy để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng. Phát triển sinh kế chăn nuôi một cách bền vững cũng rất cần chú trọng các khâu đầu vào cho sản xuất nhƣ: giống, thức ăn và phòng trừ bệnh cho vật nuôi cũng nhƣ tiêu thụ vật nuôi. Đối với phát triển sinh kế chăn nuôi nên tập trung vào nhóm hộ trung bình vì đòi hỏi đầu tƣ cho phát triển sản xuất chăn nuôi là tƣơng đối lớn.

c. Đối với ngành lâm nghiệp

Huyện KonPlông là huyện có tỷ lệ đất lâm nghiệp khá lớn. Đối với xã vùng cao trên 80% diện tích là rừng thì cần dựa vào lợi thế đó để phát triển kinh tế rừng, nếu ngƣời dân chỉ khai thác gỗ, măng rừng, nấm mộc nhĩ thì giá trị kinh tế từ rừng đem lại là rất thấp, thậm chí chỉ để sử dụng trong gia đình

thì không có nguồn thu từ rừng nhƣng nếu biết cách trồng cây cây dƣợc liệu làm thuốc chữa bệnh thì sẽ thu đƣợc nguồn thu rất lớn vì xu hƣớng hiện nay là tìm mua các cây dƣợc liệu trong rừng để làm thuốc. Đời sống xã hội của chúng ta ngày càng nâng cao nhu cầu giải trí, giành thời gian để vui chơi ngày càng nhiều, chơi hoa lan là thú vui của nhiều ngƣời với điều kiện rừng tự nhiên có các loại lan rừng có thể nhân ghép nhân giống với số lƣợng nhiều hơn để cung ứng ra thị trƣờng.

Ngoài ra cần trồng thêm diện tích rừng sản xuất với mục đích lấy gỗ để tăng thu nhập, trồng các loại cây có thời gian cho thu nhanh nhƣ cây keo, bời lời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 89 - 91)