7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho
hộ gia đình đồng bào DTTS
Cần xác định đƣợc điểm mạnh điểm yếu của từng vùng trên địa bàn để có thể ứng dụng vào các mô hình sinh kế. Mỗi vùng có kế hoạch xây dựng quy hoạch đất sản xuất cho phù hợp cây, con. Tránh quy hoạch sản xuất chỉ dựa vào một vài tiêu chí, mà phài dựa vào tổng thể gồm: Khả năng phù hợp đất đai, thời tiết khí hậu, thị trƣờng và nguồn lực vốn con ngƣời. Mỗi mô hình sinh kế phải có khả năng nhân rộng, bảo vệ môi trƣờng và giải quyết đƣợc nhiều lao động cho vùng dân cƣ nơi đó.
a. Xây dựng mô hình sinh kế Nội dung:
Mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS là rất cấp thiết và đƣợc ƣu tiên lựa chọn vì có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái vùng miền núi huyện KonPlông. Qua một số tài liệu cho thấy, mô hình sinh kế đƣợc cho là phù hợp với vùng đồng bào DTTS huyện KonPlông hiện nay là mô hình 2 + 3, nghĩa là (2): yếu tố đất đai và lao động ngƣời dân tự lo, (3): yếu tố vốn, kỹ thuật và thị trƣờng tiêu thụ nhà nƣớc hỗ trợ. Đề xuất một số mô hình nhƣ sau:
- Chuyển hóa một phần diện tích rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn tại các huyện miền núi, nhằm nâng cao sản lƣợng và giá trị rừng trên một đơn vị diện tích, tạo sinh kế bền vững gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
- Trồng thâm canh rừng nguyên liệu bằng các giống keo lai hom và keo lai nuôi cấy mô tại các huyện miền núi để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Thành lập các Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cao su, mỳ ổn định nhằm hạn chế bị thƣơng lái ép giá, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Giải pháp thực hiện:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đất sản xuất, khai hoang phục hoá, tạo quỹ đất cấp cho hộ DTTS để phát triển sản xuất.
- Lồng ghép vốn Chƣơng trình MTQG giảm nghèo, Chƣơng trình, dự án khuyến nông... đầu tƣ, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi chất lƣợng, phù hợp với điều kiện sản xuất của miền núi, nhằm nâng cao giá trị thu nhập.
- Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hƣớng dẫn ngƣời dân DTTS tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững.
- Thƣờng xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai nhằm tránh và giảm thiểu thiệt hại do yếu tố khách quan mang lại.
- Ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.
b. Xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật mới Nội dung:
Xây dựng mô hình trình diễn là phƣơng pháp chủ đạo để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho ngƣời sản xuất, nhằm thay thế hình thức sản xuất truyền thống bằng các kỹ thuật sản xuất thâm canh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Các mô hình trình diễn kỹ thuật tập trung vào các lĩnh vực sau đây:
- Trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) trên chân đất sản xuất trồng trọt kém hiệu quả ven triền núi, sông suối.
- Mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp nhƣ: nuôi ong lấy mật dƣới tán rừng keo lai, rừng quế; trồng rừng kết hợp chăn nuôi đại gia súc; trồng xen cây nông nghiệp dƣới tán rừng trồng nhƣ: lúa nƣơng, sắn, đậu các loại.
Giải pháp thực hiện:
- Lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ đang triển khai tại miền núi để hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ canh tác của đồng DTTS, tạo ra những mô hình mẫu về sản xuất để tổ chức các chuyến thăm quan học tập, các lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất theo cách "nông dân tự chuyển giao cho nông dân".
- Đối tƣợng tham gia là hội viên của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở địa phƣơng, già làng trƣởng bản, ngƣời có uy tín làm lực lƣợng nòng cốt, đầu tàu trong việc triển khai thực hiện mô hình trình diễn.
- Xây dựng mô hình có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân càng nhiều càng tốt, không áp đặt mệnh lệnh, chỉ hỗ trợ, không "ban phát" hay làm thay.
- Thực hiện quy trình đầu tƣ, hỗ trợ phù hợp với từng mô hình, ít nhất là hỗ trợ đầu tƣ hết thời kỳ kiến thiết cơ bản để có cơ sở đánh giá và khuyến cao nhân rộng ra đại trà.