Khả năng tiếp cận nguồn lực vật chất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 78 - 79)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn lực vật chất

Hiện tại, điều kiện vật chất của các hộ DTTS ở huyện Kon Plông về cơ bản là yếu kém, đặc biệt là các phƣơng tiện có thể tạo ra thu nhập. Vì vậy việc phải nhanh chóng cải thiện điều kiện vật chất cho các hộ DTTS, qua đó giúp họ có các phƣơng tiện cẩn thiết nhằm cải thiện sinh kế là rất cần thiết. Để làm tốt vấn đề này, trƣớc tiên cần biết rõ điều gì đang cản trở hộ DTTS tiếp cận với các nguồn lực vật chất.

Bảng 3.4. Rào cản cải thiện nguồn vốn vật chất theo đánh giá của các hộ DTTS, hộ người Kinh và chuyên gia

Các ếu tố ảnh hƣởng khả năng tiếp cận nguồn lực vật chất

Hộ DTTS Hộ ngƣời

Kinh Chuyên gia

Mean Mode Mean Mode Mean Mode

1. Do không có tiền nên không thể

đầu tƣ, mua sắm 3,87 5 2,89 1 3,32 3

2. Do tập quán sản xuất đơn giản

nên không cần phải đầu tƣ 2,89 3 2,61 3 2,83 3

3. Do không có nhu cầu sử dụng

nên không đầu tƣ 2,91 3 2,60 3 2,79 3

4. Do không biết cách đầu tƣ, mua

sắm hợp lý nên phải mua đắt 3,12 3 2,83 3 3,32 4

guồn Số liệu điều tra thực tế

Việc tiếp cận nguồn lực vật chất cho các hộ DTTS hiện tại bị cản trở bởi lý do quan trọng nhất đó là nhân tố “Do không có tiền nên không thể đầu tư, mua sắm” với điểm đánh giá trung bình là 3,87 (mode = 5) và “Do không biết cách đầu tư, mua sắm hợp lý nên phải mua đắt” với mean = 3,12 (mode = 3), nguyên nhân xuất phát từ trình độ của các hộ DTTS, hoạt động đầu tƣ

đƣợc thực hiện độc lập từ mỗi hộ gia đình này do đó sẽ rất khó để khắc phục hạn chế này. Bên cạnh đó theo đánh giá của các chuyên gia bên cạnh việc không có tiền mua sắm, hộ DTTS còn gặp vấn đề với việc Do không biết cách đầu tƣ, mua sắm hợp lý nên phải mua đắt, chuyên gia đánh giá nguyên nhân này khá cao với mean = 3,32 và mode = 4. Các hộ ngƣời Kinh có mức đánh giá các nhân tố với giá trị mean khá thấp (mean <3) điều này có nghĩa đa số các hộ ngƣời Kinh không đánh giá cao các rào cản kể trên đối với việc cải thiện vốn vật chất của gia đình họ. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các nhóm khảo sát đều thống nhất cho rằng việc thiếu nguồn lực tài chính và thiếu trình độ kiến thức, thiếu năng lực thị trƣờng hiện đang là các nhân tố quan trọng nhất cản trở khả năng cải thiện vốn vật chất của các hộ DTTS ở KonPlông. Sự khác biệt cơ bản trong nhận thức của các nhóm khảo sát đó là các hộ DTTS luôn đánh giá cao hơn các rào cản đối với họ so với đánh giá của các chuyên gia và các hộ ngƣời Kinh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 78 - 79)