Thực trạng chiến lƣợc sinh kế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 64 - 68)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng chiến lƣợc sinh kế

Để đánh giá trình độ sinh kế của các hộ gia đình DTTS tại các xã có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, ngoài việc đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực sinh kế, nghiên cứu này còn hƣớng vào xem xét chiến lƣợc sinh kế của các hộ gia đình đó bao gồm chiến lƣợc sản xuất và chiến lƣợc thị trƣờng. Nó thể hiện cách

thức mà các hộ gia đình DTTS sử dụng các nguồn lực sinh kế để tạo ra thu nhập cho gia đình. Tác giả tiến hành đo lƣờng thu nhập của các hộ gia đình từ các hoạt động sinh kế theo mẫu điều tra A1. Sau khi tổng hợp sẽ tiến hành so sánh giữa hộ gia đình DTTS và hộ gia đình ngƣời Kinh để đƣa ra các kết luận.

Kết quả điều tra từ 135 hộ DTTS cho thấy, trong cơ cấu thu nhập của hộ DTTS thì tỷ lệ hộ có nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp (nếu kể cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp) chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hƣớng tăng lên, cụ thể:

Bảng 2.10. Cơ cấu thu nhập hộ gia đình DTTS ở KonPlông

Nguồn thu nhập Năm 2015 Năm 2016

Số hộ (%) Số hộ (%)

1. Trồng trọt và dịch vụ trồng trọt (làm đất,

tƣới tiêu, bảo vệ thực vật…) 104 77.04 116 85.9

2. Làm thuê, làm mƣớn 23 17.04 28 20.7

3. Chăn nuôi và dịch vụ chăn nuôi (con giống,

chăm sóc thú ý…) 97 71.85 102 75.6 4. Làm nghề tự do 24 17.78 29 21.5 5. Các khoản trợ cấp của Nhà nƣớc và các tổ chức khác (quy ra tiền) 48 35.56 53 39.3 6. Buôn bán 29 21.48 37 27.4 7. Thuỷ sản và dịch vụ thủy sản 9 6.67 13 9.6

8. Tiền công, tiền lƣơng làm công chức, công

nhân 1 0.74 1 0.7

9. Lâm nghiệp và dịch vụ lâm nghiệp 2 1.48 2 1.5 10. Các khoản khác (nhƣ quà tặng, tiền ngƣời

thân cho, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, thuê đất, thuê tài sản khác.... quy ra tiền)

1 0.74 1 0.7

Cơ cấu thu nhập của đồng bào DTTS tại đây theo điều tra cho thấy chủ yếu từ 2 hoạt động chính đó là trồng trọt (77.04%) và chăn nuôi (71.85%).

Điều tra cho thấy, trong năm 2016, số lƣợng các nguồn thu nhập của các hộ gia đình DTTS ở KonPlông đã có sự cải thiện theo hƣớng đa dạng nguồn thu hơn so với năm 2015, mà nguồn thu từ các loại hình thu nhập cũng tăng lên theo các năm, trong đó thu nhập từ hoạt động trồng trọt tăng nhiều nhất (tăng thêm gần 9%).

2.2.4. Thực trạng các mô hình sinh kế của các hộ ngƣời DTTS ở huyện Kon Plông

Nghiên cứu cho thấy, việc xác định chính xác mô hình sinh kế của các hộ gia đình ngƣời DTTS ở Huyện KonPlông là rất khó, bởi các hoạt động kinh tế của các hộ DTTS thƣờng không ổn định, biến động không ngừng. Mỗi hộ có một hoàn cảnh riêng, cách sống riêng, sinh kế cũng có đặc điểm riêng. Tuy nhiên, để nhận dạng mô hình sinh kế trong nghiên cứu này, tác giả căn cứ trên việc phân bố, sử dụng các nguồn lực sinh kế (đất đại, lao động, vốn) và kết quả sinh kế (nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của gia đình) để xác định. Với phƣơng pháp nhƣ vậy, Có thể chia các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình ngƣời DTTS ở tỉnh huyện KonPlông hiện tại vào 04 nhóm chính (gọi là 04 mô hình) sinh kế nhƣ sau:

a. Nhóm 1: Mô hình sinh kế thuần nông

Nhóm này bao gồm các hộ gia đình hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp…). Nhóm này hiện chiếm tỷ lệ khoảng 33,2% trong tổng số hộ DTTS của toàn huyện. Thực tế cho thấy, hoạt động sinh kế chủ yếu của nhóm này ở huyện KonPlông là sản xuất nông nghiệp truyền thống với các sản phẩm chủ yếu là cây lƣơng thực (lúa, ngô, khoai, sắn), thực phẩm (rau màu, bầu bí, đậu đỗ các loại) và chăn nuôi

nhỏ (gà, heo…) và một số ít các hộ làm lâm nghiệp kết hợp khai thác lâm đặc sản ở rừng.

b. Nhóm 2: Mô hình sinh kế hỗn hợp

Nhóm này bao gồm các hộ gia đình có hoạt động kinh tế hỗn hợp và chiếm khoảng 31,1% tổng số các hộ DTTS của huyện. Đặc điểm sinh kế của nhóm các hộ này là cùng tiến hành đồng thời nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, với nhiều nguồn thu nhập khác nhau (thƣờng là 2 – 3 nguồn) và có thể chia thành 03 nhóm nhỏ đó là (1) vừa làm nông nghiệp kết hợp với làm thuê, và (2) vừa làm nông nghiệp nhƣng kết hợp với buôn bán nhỏ và (3) nông nghiệp kết hợp với làm nghề tự do.

c. Nhóm 3: Mô hình sinh kế phi nông nghiệp

Nhóm này bao gồm các hộ gia đình hoạt động sinh kế phi nông nghiệp và hiện chiếm khoảng 27,6% tổng các hộ ngƣời DTTS của huyện. Hoạt động sinh kế của nhóm này bao gồm những hộ làm nghề tự do, hộ buôn bán nhỏ, làm cán bộ, nhân viên tại các tổ chức địa phƣơng hoặc làm công nhân trong các cơ sở kinh doanh ở địa phƣơng hoặc các địa bàn khác và đặc biệt chiếm số lƣợng lớn là lao động làm thuê với nhiều nghề khác nhau.

d. Nhóm 4: Mô hình sinh kế lệ thuộc

Nhóm này bao gồm các hộ gia đình hầu nhƣ không có hoạt động kinh tế, sống dựa vào trợ cấp và cứu tế xã hội. Nhóm này hiện chiếm khoảng 8,1% các hộ ngƣời DTTS. Nhóm này bao gồm các hộ gia đình chủ yếu là ngƣời già cả neo đơn, những ngƣời tàn tật, đau ốm thƣờng xuyên không thể làm việc để tạo ra thu nhập. Số lao động có thể tham gia làm việc để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình rất ít, nhiều hộ không có ai có thể lao động hoặc có nhƣng sức lao động yếu, không có khả năng lao động thƣờng xuyên. Chính vì vậy, nguồn thu nhập chính của nhóm này chủ yếu phụ thuộc vào sự chu cấp của ngƣời thân và các khoản trợ cấp của nhà nƣớc, các khoản cứu tế của cộng đồng...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện konplông, tỉnh kon tum (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)