Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Nguyên nhân của các hạn chế

- Văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chƣa chặt chẽ và chƣa xác với tình hình thực tế tại từng địa phƣơng. Các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chế độ BTXH ban hành còn chậm và thiếu so với tiến trình thực hiện. Cụ thể Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 nhƣng đến 24/10/2014 thì mới có Thông tƣ hƣớng dẫn chi tiết qua trình thực hiện.

- Tiêu chí xác định đối tƣợng vẫn còn quá chặt chẽ, cứng nhắc gây nhiều khó khăn trong việc xét chọn chính xác đối tƣợng.

- Về công tác tuyên truyền chính sách BTXH chủ yếu trong ngành và qua chính quyền địa phƣơng. Việc thực hiện tuyên truyền qua các phƣơng tiện Ti vi, rario đòi hỏi nguồn kinh phí tuyên truyền cao nên số lƣợt tuyên truyền không đều hay có thể nói là rất ít.

- Nhận thức của chính quyền địa phƣơng về công tác BTXH chƣa đầy đủ vẫn chƣa thật sự coi trọng công tác Bảo trợ xã hội, chỉ thực hiện theo khuôn mẫu chƣa có sự sáng tạo, đổi mới trong công tác BTXH.

- Việc phân công, sắp xếp cán bộ, công chức thực hiện công tác BTXH tại địa phƣơng còn chƣa hợp lý, còn mang tính chủ quan chƣa đề cao năng lực tác nghiệp của nhân viên.

- Chƣa làm tốt vai trò là Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã; chƣa thƣờng xuyên kiện toàn kịp thời và chỉ đạo Hội đồng làm việc có hiệu quả.

- Một số cán bộ thực hiện chính sách BTXH làm việc còn thiếu trách nhiệm, chƣa làm tốt công tác tham mƣu cho lãnh đạo, chƣa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà nƣớc nhƣ: Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP; Nghị định số

28/2012/NĐ-CP; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện để tham mƣu cho Hội đồng xét duyệt của xã tổ chức xét duyệt đúng đối tƣợng thụ hƣởng; trong quá trình xét duyệt, còn có sự vận dụng để đề nghị cho đối tƣợng thụ hƣởng chƣa đúng với quy định của Nhà nƣớc; chƣa làm tốt công tác quản lý đối tƣợng đang thụ hƣởng chính sách; một số công chức mới đƣợc tuyển dụng, điều động còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết, chƣa tích cực nghiên cứu các chế độ chính sách để thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Đội ngủ cán bộ, công chức làm công tác BTXH còn mỏng và thiếu sự tập huấn thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác ứng xử, giao tiếp và thực hiện chế độ đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội.

- Các thành viên trong Hội đồng xét duyệt (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Ngƣời cao tuổi, Trạm Y tế) một số xã chƣa chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định của Nhà nƣớc về lĩnh vực BTXH để tham gia thực hiện tốt việc xét duyệt, quản lý đối tƣợng thụ hƣởng trên địa bàn.

- Nguồn kinh phí tài trợ chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ƣơng. Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế và không thƣờng xuyên. Sự tham gia của các nhà tài trợ vẫn mang tính phong trào, thời điểm chủ yếu là để quảng bá thƣơng hiệu, đánh bóng tên tuổi chƣa trở thành hoạt động thƣờng xuyên.

- Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức đối phó chƣa mang tính thực tế cao dẫn đến vẫn còn phát sinh tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành BTXH.

- Thiếu sự thanh tra, kiểm tra trong Quy trình cắt giảm chế độ Bảo trợ xã hội tại địa phƣơng. Chỉ tổng hợp, báo cáo số liệu từ cán bộ, công chức cơ sở đƣa lên cho nên dẫn đến tình trạng ngƣời đƣợc hƣởng chế độ bảo trợ đã chết đi nhƣng không báo giảm vẫn để tiếp tục nhận tiền bảo trợ xã hội hằng tháng kéo dài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung Chƣơng 2 đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trong chƣơng này, tác giả đã phân tích các vấn đề sau:

- Khái quát đặc điểm về tự nhiên, xã hội, kinh tế, tổ chức bộ máy BTXH trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

- Phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH trên địa bàn huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 theo các nội dung quản lý nhà nƣớc đã nêu trong chƣơng 1.

Qua phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đang tồn tại.

Tất cả những vấn đề trên là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản nƣớc về BTXH trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng phát triển chính sách BTXH giai đoạn 2012 -2020

a. Mục tiêu chung

Đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm để ngƣời dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời cao tuổi thu thập thấp, ngƣời khuyết tật nặng, ngƣời nghèo…); bảo đảm cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin), góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. [1]

b. Mục tiêu cụ thể

Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng, nâng dần mức trợ cấp xã hội thƣờng xuyên phù hợp với năng ngân sách nhà nƣớc. Đến năm 2015, có trên 2,6 triệu ngƣời đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên chiếm 2,7% dân số (trong đó, số ngƣời cao tuổi hƣởng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên là 1,3 triệu ngƣời, chiếm gần 50% số ngƣời cao tuổi). Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 3 triệu ngƣời, đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên chiếm 3% dân số (trong đó trên 30% là ngƣời cao tuổi). [1]

Bảo đảm ngƣời dân khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, bị chết ngƣời, mất tài sản đƣợc hỗ trợ kịp thời để vƣợt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, việc làm, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tăng cƣờng thông tin truyền thông đến ngƣời dân nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn. Đến năm 2015 bảo đảm 100% số xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo phủ sóng phát thanh, truyền hình mặt đất và 100% các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển và hải đảo có đài truyền thanh xã.

Đến năm 2020, có khoảng 77 triệu ngƣời tham gia bảo hiểm y tế chiếm 80% dân số, trong đó tổng số ngƣời đƣợc đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ là 48,6 triệu ngƣời chiếm 63% tổng số ngƣời tham gia (31,3 triệu ngƣời đƣợc hỗ trợ toàn bộ và 17,3 triệu ngƣời đƣợc hỗ trợ một phần). [1]

3.1.2. Định hƣớng phát triển chính sách BTXH tại huyện Đại Lộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thƣờng xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nƣớc theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020. Trong thời gian tới huyện Đại Lộc cần triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:

- Công tác BTXH phải dựa trên quyền đƣợc an sinh của ngƣời dân và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phƣơng.

- Phát triển hệ thống chính sách, cơ chế BTXH phải phù hợp với quá trình tăng trƣởng kinh tế, đồng bộ với chính sách BHXH, BHYT và là một phần quan trọng tạo thành hệ thống ASXH toàn diện.

- Mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút tham gia của các đối tƣợng vào cung cấp dịch vụ BTXH.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống BTXH hƣớng đến bao phủ, hình thức đa dạng, nhiều tầng lớp, đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời dân.

- Việc tính toán mức trợ cấp phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống của một ngƣời/ một tháng.

- Công tác BTXH cần có đội ngũ cán bộ làm công tác mang tính chuyên nghiệp, ổn định có tâm huyết với nghề thì chính sách mới đƣợc triển khai có hiệu quả.

- Xây dựng đội ngủ công tác xã hội tại cộng đồng.

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BTXH. biến chính sách pháp luật về BTXH.

a. Ban hành văn bản về BTXH

Việc ban hành các văn bản về BTXH tại huyện còn ít chƣa bám sát đƣợc nhu cầu thực tế, chƣa kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc ngƣời dân tiếp cận đƣợc với chính sách. Qua đó cần bám sát văn bản cấp trên kịp thời ban hành các văn bản một cách đầy đủ, kịp thời nhằm triển khai thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội phù hợp với thực tiễn của huyện cụ thể:

- Tập trung xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch mang tính dài hạn, hằng năm cụ thể hóa nội dung kế hoạch vào chƣơng trình phát triển KT- XH của địa phƣơng để thực hiện tốt công tác BTXH trong hệ thống ASXH của huyện.

- Tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển theo hƣớng ngày càng mở rộng, nghiên cứu các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo theo hƣớng đa chiều; nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội thƣờng xuyên phù hợp tình hình thực tế. Ban hành các chính sách khuyến khích về đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm vận động xã hội hoá các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp các đối tƣợng BTXH. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách BTXH nhằm tạo môi trƣờng pháp lý hành chính, xã hội cho các đối tƣợng BTXH tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và

hoà nhập. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát đánh giá tình hình thực hiện chính sách BTXH.

b. Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH

Giải quyết vấn đề BTXH trong điều kiện đất nƣớc còn khó khăm, nếu chỉ dựa vào ngân sách Trung ƣơng sẽ không thể nào đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện cần phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của nhân dân trên địa bàn huyện là điều cần thiết. Để làm cho việc thực hiện các chƣơng trình này thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, cần chú ý các biện pháp sau:

Tập trung phổ biến quán triệt đầy đủ chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hoạt động BTXH trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức và hành động. Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trực quan, panô, áp phích, tờ rơi, hội nghị, hội thảo chuyên đề. Tổ chức trợ giúp tƣ vấn, tham vấn, kết nối thân chủ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp bao gồm các cơ sở trong và ngoài công lập.

Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Nhà nƣớc về bảo trợ xã hội; tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã; thƣờng xuyên tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội tại các xã, thị trấn, thông qua kiểm tra phát hiện những sai sót, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để khắc phục và xử lý kịp thời.

Đổi mới nội dung tuyên truyền: BTXH là một trong ba chính sách lớn trong hệ thống ASXH ở nƣớc ta cũng nhƣ ở bất cứ quốc gia nào đều phải bắt buộc thực hiện chính sách này nhằm đảm bảo cân bằng trong xã hội tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ qua đó đảm bảo an ninh, chính trị quốc gia. Vì vậy BTXH có một vai trò vô cùng lớn trong việc phát triển kinh tế, xã

hội, an ninh, chính trị của mổi quốc gia. Qua đó công tác tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách cũng phải đƣợc ƣu tiên, quan tâm đặc biệt. Nội dung tuyên truyền chế độ, chính sách BTXH phải cụ thể, rõ ràng tránh tình trạng chung chung, tạo mọi điều kiện để ngƣời dân tiếp cận đƣợc với chế độ BTXH tại địa phƣơng, ngƣời cán bộ, công chức phụ trách công tác BTXH phải có kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể và thƣờng xuyên, qua đó tiếp thu những ý kiến, kiến nghị trong nhân dân để kịp thờ giải đáp, trả lời ý kiến của nhân dân một cách nhanh, gọn rõ ràng.

Tiếp tục chỉ đạo Đài truyền thanh huyện, UBND các xã thị trấn, tăng cƣờng thời lƣợng phát sóng về chế độ, chính sách của nhà nƣớc về chế độ BTXH và kết quả thực hiện của chính quyền địa phƣơng.

Quán triệt rõ ràng, nhiệm vụ cán bộ, công chức, đội ngủ công tác xã hội, mỗi ngƣời là một ngƣời đƣa thông tin, tuyên truyền viên.

Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức, triển khai các hội nghị, tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH cho cán bộ phụ trách thực hiện chế độ BTXH và ngƣời thụ hƣởng đƣợc biết.

Tổ chức, lồng ghép các hội thi tìm hiểu về chế độ, chính sách về BTXH. Để thực hiện tốt những nội dung và hình thức tuyên truyền nêu trên, cần huy động đƣợc sự tham gia của các ban ngành, xây dựng hệ thống cộng tác viên tuyên truyền năng động, nhiệt tình, hiểu biết, có trách nhiệm.

Công tác thông tin, tuyên truyền cần phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và phải trích nguồn kinh phí dự toán từ đầu năm để thực hiện.

Cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách đối với đối tƣợng BTXH.

Để thực hiện vai trò tổ chức của các cấp chính quyền, cần nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật, về chủ trƣơng, đƣờng lối thực hành BTXH, năng lực quản lý, tổ chức và vận động của cán bộ chính quyền cơ sở,

các cán bộ dân vận, giúp cho các đối tƣợng này có đủ khả năng để tuyên truyền, vận động và giải thích, tƣ vấn cho ngƣời dân. Để làm điều này, huyện cần có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể, đào tạo bài bản cho số cán bộ làm công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể về các kiến thức vận động quần chúng, kiến thức khơi dậy và phát động phong trào trong quần chúng trong việc chung tay thực hiện chính sách BTXH.

- Khen thƣởng đối với những tổ chức, các nhân làm tốt công tác BTXH: Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức làm tốt công tác BTXH cũng đã đƣợc xã hội thừa nhận và biểu dƣơng. Tuy nhiên, các hình thức chính thức ở cấp nhà nƣớc còn rất ít và thiếu tính quảng bá. Do vậy, việc nghiên cứu để sớm ban hành một số danh hiệu cho việc khen tặng, vinh danh các nhà hoạt động từ thiện, hoạt động tài trợ, trợ giúp và cứu tế xã hội có tính khích lệ cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 90)