Hoàn thiện công tác ban hành, thông tin, tuyên truyền, phổ biến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 95 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Hoàn thiện công tác ban hành, thông tin, tuyên truyền, phổ biến

biến chính sách pháp luật về BTXH.

a. Ban hành văn bản về BTXH

Việc ban hành các văn bản về BTXH tại huyện còn ít chƣa bám sát đƣợc nhu cầu thực tế, chƣa kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc ngƣời dân tiếp cận đƣợc với chính sách. Qua đó cần bám sát văn bản cấp trên kịp thời ban hành các văn bản một cách đầy đủ, kịp thời nhằm triển khai thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội phù hợp với thực tiễn của huyện cụ thể:

- Tập trung xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch mang tính dài hạn, hằng năm cụ thể hóa nội dung kế hoạch vào chƣơng trình phát triển KT- XH của địa phƣơng để thực hiện tốt công tác BTXH trong hệ thống ASXH của huyện.

- Tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển theo hƣớng ngày càng mở rộng, nghiên cứu các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo theo hƣớng đa chiều; nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội thƣờng xuyên phù hợp tình hình thực tế. Ban hành các chính sách khuyến khích về đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm vận động xã hội hoá các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp các đối tƣợng BTXH. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách BTXH nhằm tạo môi trƣờng pháp lý hành chính, xã hội cho các đối tƣợng BTXH tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và

hoà nhập. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát đánh giá tình hình thực hiện chính sách BTXH.

b. Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH

Giải quyết vấn đề BTXH trong điều kiện đất nƣớc còn khó khăm, nếu chỉ dựa vào ngân sách Trung ƣơng sẽ không thể nào đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện cần phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của nhân dân trên địa bàn huyện là điều cần thiết. Để làm cho việc thực hiện các chƣơng trình này thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, cần chú ý các biện pháp sau:

Tập trung phổ biến quán triệt đầy đủ chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hoạt động BTXH trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức và hành động. Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trực quan, panô, áp phích, tờ rơi, hội nghị, hội thảo chuyên đề. Tổ chức trợ giúp tƣ vấn, tham vấn, kết nối thân chủ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp bao gồm các cơ sở trong và ngoài công lập.

Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Nhà nƣớc về bảo trợ xã hội; tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã; thƣờng xuyên tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội tại các xã, thị trấn, thông qua kiểm tra phát hiện những sai sót, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để khắc phục và xử lý kịp thời.

Đổi mới nội dung tuyên truyền: BTXH là một trong ba chính sách lớn trong hệ thống ASXH ở nƣớc ta cũng nhƣ ở bất cứ quốc gia nào đều phải bắt buộc thực hiện chính sách này nhằm đảm bảo cân bằng trong xã hội tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ qua đó đảm bảo an ninh, chính trị quốc gia. Vì vậy BTXH có một vai trò vô cùng lớn trong việc phát triển kinh tế, xã

hội, an ninh, chính trị của mổi quốc gia. Qua đó công tác tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách cũng phải đƣợc ƣu tiên, quan tâm đặc biệt. Nội dung tuyên truyền chế độ, chính sách BTXH phải cụ thể, rõ ràng tránh tình trạng chung chung, tạo mọi điều kiện để ngƣời dân tiếp cận đƣợc với chế độ BTXH tại địa phƣơng, ngƣời cán bộ, công chức phụ trách công tác BTXH phải có kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể và thƣờng xuyên, qua đó tiếp thu những ý kiến, kiến nghị trong nhân dân để kịp thờ giải đáp, trả lời ý kiến của nhân dân một cách nhanh, gọn rõ ràng.

Tiếp tục chỉ đạo Đài truyền thanh huyện, UBND các xã thị trấn, tăng cƣờng thời lƣợng phát sóng về chế độ, chính sách của nhà nƣớc về chế độ BTXH và kết quả thực hiện của chính quyền địa phƣơng.

Quán triệt rõ ràng, nhiệm vụ cán bộ, công chức, đội ngủ công tác xã hội, mỗi ngƣời là một ngƣời đƣa thông tin, tuyên truyền viên.

Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức, triển khai các hội nghị, tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH cho cán bộ phụ trách thực hiện chế độ BTXH và ngƣời thụ hƣởng đƣợc biết.

Tổ chức, lồng ghép các hội thi tìm hiểu về chế độ, chính sách về BTXH. Để thực hiện tốt những nội dung và hình thức tuyên truyền nêu trên, cần huy động đƣợc sự tham gia của các ban ngành, xây dựng hệ thống cộng tác viên tuyên truyền năng động, nhiệt tình, hiểu biết, có trách nhiệm.

Công tác thông tin, tuyên truyền cần phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và phải trích nguồn kinh phí dự toán từ đầu năm để thực hiện.

Cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách đối với đối tƣợng BTXH.

Để thực hiện vai trò tổ chức của các cấp chính quyền, cần nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật, về chủ trƣơng, đƣờng lối thực hành BTXH, năng lực quản lý, tổ chức và vận động của cán bộ chính quyền cơ sở,

các cán bộ dân vận, giúp cho các đối tƣợng này có đủ khả năng để tuyên truyền, vận động và giải thích, tƣ vấn cho ngƣời dân. Để làm điều này, huyện cần có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể, đào tạo bài bản cho số cán bộ làm công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể về các kiến thức vận động quần chúng, kiến thức khơi dậy và phát động phong trào trong quần chúng trong việc chung tay thực hiện chính sách BTXH.

- Khen thƣởng đối với những tổ chức, các nhân làm tốt công tác BTXH: Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức làm tốt công tác BTXH cũng đã đƣợc xã hội thừa nhận và biểu dƣơng. Tuy nhiên, các hình thức chính thức ở cấp nhà nƣớc còn rất ít và thiếu tính quảng bá. Do vậy, việc nghiên cứu để sớm ban hành một số danh hiệu cho việc khen tặng, vinh danh các nhà hoạt động từ thiện, hoạt động tài trợ, trợ giúp và cứu tế xã hội có tính khích lệ cao là cần thiết. Lãnh đạo chính quyền huyện nên bố trí thời gian gặp mặt các thành phần nhiệt tình tham gia các chƣơng trình BTXH tại các địa phƣơng để khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần và thủ tục hành chính để phát huy khả năng của các đối tƣợng này.

- Hình thành chuyên mục “Bảo trợ xã hội”: trên Website hệ điều hành Ủy ban nhân dân huyện đây sẽ là địa chỉ tin cậy để làm đầu mối kết nối các tấm lòng hảo tâm, các tổ chức từ thiện và tất cả cộng đồng xã hội cùng hƣớng đến lý tƣởng cao đẹp “Vì ngƣời nghèo”. Chuyên trang còn giúp phổ biến chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân; phổ biến các kiến thức cần thiết để những ngƣời khó khăn có điều kiện vƣơn lên hoặc tiếp cận đƣợc với sự trợ giúp của xã hội; là nơi để tôn vinh các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho công tác xã hội. Đặc biệt, chú ý việc tiếp tục tuyên truyền về tính nhân văn của chính sách BTXH nhằm tạo lập sự đồng thuận rất cao của ngƣời trên địa bàn huyện trong việc chung tay xây dựng huyện Đại Lộc ngày càng đoàn kết và phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 95 - 99)