Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 51 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Nằm về phía Bắc của Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lƣu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục

hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang. Hệ tọa độ địa lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vòng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với:

+ Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp. + Điểm cực Nam: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh. + Điểm cực Đông: 1080 47 kinh độ Đông trên xã Đại Hòa. + Điểm cực Tây: 1070 58 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh. [41]

b. Đặc điểm tự nhiên

- Về đặc điểm tự nhiên, huyện Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên: 587,041 km2. Dân số toàn huyện tính đến tháng 12/2016: 152.538 ngƣời; mật độ: 263 ngƣời/km2

. Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao trong năm ít biến đổi, trung bình 25,90

C. Độ ẩm trung bình: 82,3%. Lƣợng mƣa bình quân năm 2000-2500mm, tập trung các tháng 9,10,11. Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lƣu lƣợng nƣớc lớn bao bọc nên mƣa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thƣờng gây lụt lội ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất vùng hạ lƣu. [41]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 51 - 52)