Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 99 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy

a. Cơ quan quản lý nhà nước về BTXH

- Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nƣớc về BTXH theo hƣớng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Ngành và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

- Xây dựng tiêu chuẩn ngƣời cán bộ phù hợp với từng lĩnh vực với các tiêu chí cụ thể nhƣ đạo đức, trình độ chuyên môn, độ tuổi… Đảm bảo tạo đƣợc một đội ngũ cán bộ chuyên sau theo từng chức năng của ngành để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dƣỡng cán bộ.

- Rà soát, xây dựng lại định mức biên chế; đồng thời định kỳ tổ chức đánh giá năng lực từng cán bộ để có kế hoạch bố trí, luân chuyển cán bộ phù hợp với năng lực, sở trƣờng công tác.

b. Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động BTXH

Để hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lƣợng hoạt động BTXH huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ triển khai thực hiện chính sách, pháp luật BTXH trong thời gian tới, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức chính sách BTXH cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Phòng Lao động – Thƣơng binh và xã hội huyện Đại Lộc.

Hiện nay, tại Phòng Lao động – Thƣơng binh và xã hội huyện Đại Lộc vẫn còn tình trạng đùn đẩy công việc giữa các bộ phận có liên quan, chƣa có sự phối hợp đồng bộ trong giải quyết công việc dẫn đến tiến độ thực hiện công việc còn chậm.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động của chi bộ cơ quan; tăng cƣờng công tác phê bình và tự phê bình, xây dựng khối đoàn kết nội bộ với quyết tâm chính

trị cao để đồng tâm, đồng sức hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách BTXH.

Phòng Lao động – Thƣơng binh và xã hội huyện Đại Lộc cần phải tham mƣu UBND huyện Đại Lộc bố trí đầy đủ biên chế theo quy định và luân chuyển cán bộ, công chức thực hiện BTXH vào vị trí làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực để phát huy đƣợc sức mạnh của từng ngƣời. Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính là ngƣời trực tiếp làm việc với đối tƣợng, giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện vì vậy cần những cán bộ, công chức có kiến thức tổng quát, có tinh thần trách nhiệm, có tính cách mềm mỏng, nhiệt tình.

BTXH là lĩnh vực xã hội, tuy nhiên đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chế độ BTXH tại huyện đa phần là học chuyên ngành khác chƣa qua đào tạo nghiệp vụ về BTXH; hơn nữa các chính sách pháp luật về BTXH đƣợc sửa đổi, bổ sung liên tục đòi hỏi ngƣời cán bộ, công chức cần phải cập nhật kịp thời để giải quyết đúng, đủ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời thụ hƣởng.

Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện chính sách BTXH cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã, thị trấn.

Cần chú trọng bồi dƣỡng về chính trị và tƣ tƣởng, đạo đức, nghề nghiệp, nghiệp vụ xã hội, ngoại ngữ, tin học, pháp luật. Quan tâm thỏa đáng đến công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức kế cận có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sang, năng lực chuyên môn sâu, có tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, phục vụ hết mình vì đối tƣợng.

Cần quan tâm đến nguyện vọng của cán bộ, công chức, khích lệ tinh thần, tạo mối trƣờng làm việc thoải mái, năng động, trang bị những trang thiết

bị cần thiết cho cán bộ, công chức làm việc, tạo động lực cho cán bộ cống hiến, sang tạo trong công việc.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BTXH theo hƣớng chuyên nghiệp nâng cao về năng lực và trình độ chuyên môn.

Hoàn thiện cơ chế xác định đối tƣợng BTXH không gây khó khăn, phiền hà trong nhân dân.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tƣợng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp BTXH

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tƣợng BTXH và chi trả trợ cấp.

Thứ tƣ, chủ động thực hiện chế độ chính sách về BTXH cho nhân dân, không bị động, chờ đợi khi ngƣời dân có yêu cầu mới thực hiện.

Thứ năm, rà soát, cũng cố lại toàn bộ hệ thống BTXH từ huyện đến xã thị trấn, kịp thời phát hiện, thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế taị địa phƣơng.

b. Mạng lưới hoạt động BTXH

Cũng cố lại mạng lƣới cơ sở BTXH tại huyện ít nhất đến năm 2020 phải có 01 cơ sở BTXH ngoài công lập nhằm trợ giúp cho ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không tự lo liệu cuộc sống, không nơi nƣơng tựa vào nuôi dƣỡng tập trung, đồng thời xây dựng và nhân rộng mô hình hộ gia đình nhận chăm sóc nuôi dƣỡng tại cộng đồng.

Duy trì, củng cố và nâng cao vai trò của các cộng tác viên tại thôn, thƣờng xuyên định kỳ hằng tháng, quý tổng kết báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện nắm bắt kịp thời và có hƣớng chỉ đạo. Thành lập các Văn phòng tƣ vấn nhằm trợ giúp các vấn đề liên quan đến xã hội.

Cần xây dựng hoàn thiện mạng lƣới ngƣời làm công tác xã hội ngoài cộng đồng, mạng lƣới cung cấp dịch vụ bao gồm các cơ quan ban ngành có

hội; phòng giáo dục và đào tạo, Trung tâm y tế, trạm y tế, Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, công an, tƣ pháp...phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, để tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình đối tƣợng BTXH đƣợc tiếp cận và kết nối các dịch vụ CTXH kịp thời, giảm bớt thủ tục và thời gian chờ đợi khi tiếp nhận đối tƣợng và hòa nhập cộng động và đáp ứng nhu cầu cần thiết của công tác BTXH khi đƣợc tiếp cận dịch vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 99 - 102)