KHAI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 25)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.KHAI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.1.1. Một số khái niệm

a. Bảo trợ xã hội

Có thể thấy tính phổ quát của thuật ngữ “bảo trợ xã hội” qua những tài liệu nghiên cứu và các thảo luận chính sách trong nhiều hội thảo quốc tế gần đây. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, khái niệm này còn chƣa rõ ràng, chủ yếu là do có nhiều cách sử dụng khác nhau và cách đặt vấn đề khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là một trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh. Với mục đích khắc phục rủi ro, trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và chính sách thị trƣờng lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngƣời dân [44].Trợ giúp xã hội còn đƣợc xem nhƣ “phao cứu sinh” nhằm hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội không bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng hóa [23]. Nhƣ vậy ở Việt Nam bảo trợ xã hội có nội hàm hẹp hơn so với an sinh xã hội và đƣợc triển khai dƣới hình thức trợ cấp xã hội trên thực tế. Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội không có thuật ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội” là “sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nƣớc (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp từ ngƣời dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tƣợng đƣợc nhận [43].

Mặc dù các tổ chức phát triển quốc tế đều sử dụng định nghĩa riêng về bảo trợ xã hội song tất cả đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội thông qua các can thiệp chính sách cần thiết của nhà nƣớc và các hoạt động tình

nguyện ở cộng đồng. Lấy ví dụ, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh vào việc kiềm chế nguy cơ gây tổn thƣơng, làm mất nguồn sinh kế. Trong khi đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại hƣớng vào khả năng duy trì mức sống thông qua việc làm nhƣ một quyền của ngƣời lao động, đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại chú trọng đến tính dễ tổn thƣơng của ngƣời dân khi gặp rủi ro nếu không có sự bảo trợ xã hội [45] cụ thể:

- Ngân hàng Thế giới (WB)

+ Bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế đƣợc nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thƣơng và những bấp bênh thu nhập.

+Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lƣới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con ngƣời.

- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

+ Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà nƣớc hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp.

+ Nhấn mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm và tạo việc làm cho những đối tƣợng có nhu cầu và trong khu vực kinh tế phi chính thức.

- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

+ Bảo trợ xã hội đề cập đến một hệ chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những rủi ro đối với hộ gia đình và cá nhân.

+ Nhấn mạnh tính dễ bị tổn thƣơng nếu ngƣời dân không có bảo trợ xã hội, và tác hại của việc thiếu bảo trợ xã hội đối với ngƣời khác.

+ Bảo trợ xã hội là những hành động công ích nhằm giảm thiểu tính tổn thƣơng, nguy cơ gây sốc và sự bần cùng hóa, là những điều không thể chấp nhận đƣợc về mặt xã hội.

+ Nhấn mạnh tính dễ bị tổn thƣơng và bần cùng hóa, do vậy bảo trợ xã hội hƣớng vào ngƣời nghèo hoặc những ngƣời khó khăn nhất thuộc tầng lớp không ai mong muốn trong xã hội.

Nhƣng cho dù theo định nghĩa nào, các tổ chức quốc tế đều thống nhất trong cách tiếp cận coi bảo trợ xã hội nhƣ một biện pháp kiềm chế nguy cơ bị tổn thƣơng, duy trì đƣợc thu nhập, sinh kế, tránh rơi vào đói nghèo. Mục đích của bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu đối với các trƣờng hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ sức lo liệu đƣợc cuộc sống. Đối với Việt Nam, bảo trợ xã hội nhƣ một lƣới an toàn nhằm bảo đảm sự an toàn về đời sống của ngƣời dân khi họ bị rơi vào hoàn cảnh rủi ro và tự bản thân không khắc phục đƣợc. Các hoạt động cứu trợ xã hội, giảm nghèo nhằm hạn chế nguy cơ dễ bị tổn thƣơng ở những đối tƣợng yếu thế, mất nguồn thu nhập và sinh kế và không có điều kiện tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Quan điểm hiện đại về bảo trợ xã hội xem xét sự trợ giúp dƣới ba hình thức: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp xã hội và dịch vụ xã hội. Tóm lại bảo trợ xã hội là những giải pháp, sáng kiến nhằm đem lại thu nhập và dịch vụ cơ bản cho các cá nhân và nhóm yếu thế, bảo vệ họ khỏi các nguy cơ đe dọa sinh kế, đói nghèo, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng, thúc đẩy công bằng xã hội.

- Hiện nay, thuật ngữ BTXH đƣợc tiếp cận dƣới nhiều tên gọi khác nhau nhƣ là ASXH, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội…nhƣng nhìn chung chúng đều muốn góp phần bảo vệ xã hội nhờ nhiều biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ chống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải nhƣ là mất đi hoặc giảm đi nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

- BTXH còn thể hiện sự giúp đỡ, chăm sóc về y tế, văn hóa và trợ giúp cho các gia đình góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Qua một số cơ sở lý luận nêu trên có thể thấy BTXH là “sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nƣớc (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp từ ngƣời dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tƣợng đƣợc nhận với mục đích khắc phục rủi ro, trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và chính sách thị trƣờng lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngƣời dân.

b. Cơ sở của hoạt động BTXH

- Công bằng xã hội

+ Là một giá trị cơ bản và có tính định hƣớng trong việc thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của những bộ phận dân cƣ và mọi thành viên xã hội thông qua mối quan hệ giữa cống hiến và hƣởng thụ phù hợp với khả năng thực hiện của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.

- Phúc lợi xã hội

+ Là ngoài phần thu nhập của chính mình, ngƣời lao động sẽ đƣợc hƣởng thêm một số lợi ích nào đó do Nhà nƣớc thực hiện.

- Phân phối lại phúc lợi xã hội

+ Là điều hòa lại thu nhập của những tầng lớp khác nhau trong xã hội nhằm thực hiện sự công bằng trong xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa ngƣời có thu nhập cao và ngƣời có thu nhập dƣới mức tối thiểu.

1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội

- Hoạt động bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo, thể hiện truyền thống tƣơng thân tƣơng ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Thực hiện mục đích xã hội vì cồng đồng, không vì lợi nhuận.

- BTXH là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, là nhiệm vụ của cả cộng đồng.

- BTXH là từ sự đóng góp của các bên, sự trợ giúp của xã hội và sự chia sẽ của cộng đồng và BTXH còn phải phụ thuộc vào nền kinh tế của địa phƣơng.

1.1.3. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội

- Dƣới góc độ của ngƣời thụ hƣởng, BTXH đƣợc xem nhƣ là nguồn tài chính đảm bảo cho họ có cuộc sống tối thiểu trong xã hội, giúp họ từng bƣớc khắc phục đƣợc những khó khăn, hòa nhập cộng đồng. Đồng thời là nguồn an ủi rất lớn về mặt tinh thần đối với nhóm đối tƣợng chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

- Dƣới góc độ kinh tế, BTXH không vì mục đích kinh doanh nhƣng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và vật chất.

- Dƣới góc độ chính trị xã hội và nhân văn, BTXH không chỉ là thái độ, là biện pháp hỗ trợ tích cực mà còn giảm thiểu bất ổn xã hội.

- Dƣới góc độ pháp luật, BTXH là một định chế quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội.

- Đối với xã hội, BTXH là một biện pháp của chính sách xã hội, một trong những chỉ báo quan trọng về định hƣớng XHCN ở nƣớc ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng mà đối tƣợng của nó là những ngƣời gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống.

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.2.1. Ban hành và tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp 1.2.1. Ban hành và tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội

a. Ban hành văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội

- Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng ta về vấn đề an sinh xã hội

+ Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã từng bƣớc nhận thức và quan trọng hơn đã tìm đƣợc những biện pháp, bƣớc đi để xử lý biện chứng mối quan hệ phát triển kinh tế với việc thực hiện chính sách xã hội

(bảo đảm công bằng xã hội, ASXH, tiến bộ xã hội): Tại Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996) Đảng ta đã chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo “Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển” [16, tr.113]. Đến Đại hội IX của Đảng chủ trƣơng này trở thành một định hƣớng chiến lƣợc để phát triển bền vững đất nƣớc: “Tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng… Khẩn trƣơng mở rộng hệ thống BHXH và ASXH...” [17, tr.104-107, 163]. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển kinh tế...” [18, tr.110]. Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Bảo đảm ASXH” đƣợc khẳng định với tƣ cách là nội dung cấu thành của một trong 11 chủ đề chính của Báo cáo chính trị, và “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả” [19, tr.125] cũng đƣợc xem là một trong những nội dung hợp thành của sự định hƣớng về “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế” trong Chiến lƣợc phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2020. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa XI, Đảng ta đã ban hành nghị quyết “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời có công và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội… [19, tr.105-107].

+ Ðại hội XII của Ðảng ta đã nêu rõ phƣơng hƣớng và nhiệm vụ an sinh xã hội là: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống ngƣời có công.

Rà soát, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hội. Ðẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đầu tự vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của ngƣời dân. Thực hiện tốt chính sách việc làm công, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ có thời hạn cho ngƣời lao động mất việc khu vực công. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề và đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Mở rộng đối tƣợng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội. Thực hiện chuẩn nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cõ bản cho ngƣời dân nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin [20, tr.137].

- Trên quan điểm của Đảng, hệ thống chính sách An sinh xã hội ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới đƣợc Nhà nƣớc thể chế hóa bằng những văn bản có giá trị pháp lý qua từng chặng đƣờng phát triển trong quá trình đổi mới:

+ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, trong đó đã xác định rõ quan điểm “Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nƣớc, xã hội với ngƣời dân”; và nhiệm vụ “Xây dựng mã số ASXH để phát triển Hệ thống thông tin chính sách ASXH; Xây dựng bộ chỉ số về

ASXH quốc gia và bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện chính sách ASXH hàng năm”.

+ Ngoài ra còn có các văn bản liên quan nhƣ Luật bảo hiểm xã hội; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật ngƣời cao tuổi; Luật ngƣời khuyết tật; Luật nuôi con nuôi; Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật khám chữa bệnh; Luật bảo hiểm y tế; Luật giáo dục...

+ Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội.

+ Thông tƣ liên tịch số 09/2007/TTLT -BLĐTBXH-BTC ngày 13/7/2007 của Bộ Thƣơng binh và xã hội về việc hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội.

+ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội.

+ Thông tƣ liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Thƣơng binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội.

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 25)