Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh ĐN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh đà nẵng (Trang 57 - 67)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh ĐN

a. Tình hình huy động vốn

Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định quy mô, cơ cấu cũng nhƣ sự phát triển của các NH. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi là nguồn vốn chính yếu giúp các NH thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, Agribanh chi nhánh Đà nẵng luôn luôn chú trọng hoạt động huy động vốn tiền gửi và coi đó là một trong những công tác chủ yếu nhằm tăng trƣởng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Và nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên trong những năm vừa qua, chi nhánh luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Để nắm rõ hơn về tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm 2014-2016 có thể xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Tiền gửi dân

cƣ 3,467,258 63,95 3,919,553 68,80 4,787,782 70,01 +452,295 13,04 +868,229 22,15

Tiền gửi

TCKT 1,554,257 28,67 1,578,411 27,70 1,723,546 25,20 +24,154 1,55 +145,135 9,20

Tiền gửi Tổ

chức tín dụng 25,917 0,48 12,393 0,22 13,452 0,20 -13,524 -52,18 +1,059 8,55

Tiền gửi Kho

bạc 342,156 6,31 151,532 2,66 278,265 4,07 -190,624 -55,71 +126,733 83,63

Tiền gửi khác 32,125 0,59 35,461 0,62 35,461 0,52 +3,336 10,38 0 0

Tổng NVHĐ 5,421,713 100 5,697,350 100 6,838,506 100 +275,637 5,08 +1,141,156 20,03

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)

Qua bảng 2.1, ta thấy tổng NVHĐ của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Năm 2014, tổng NVHĐ là 5,421,713 triệu đồng, tăng lên 5,697,350 triệu đồng ở năm 2015 và tiếp tục tăng lên mức 6,838,506 triệu đồng vào năm 2016. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, luôn nâng cao chất lƣợng tín dụng, quan tâm chăm sóc KH nên đã khẳng định đƣợc uy tín và ngày càng thu hút đƣợc nhiều KH lựa chọn Chi nhánh là đối tác gửi vốn.

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014-2016 vẫn đảm bảo đƣợc ổn định và có sự tăng trƣởng tốt, thực hiện công tác huy động vốn tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của KH cho dù nền kinh tế Việt Nam còn nhiều biến động, lạm phát tăng cao cũng nhƣ nền kinh tế thế giới đang chịu nhiều khó khăn, khủng hoảng. Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, Chi nhánh cũng cần thực hiện thêm các công tác về Marketing để KH biết đến và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ NH và tạo đƣợc niềm tin của KH đảm bảo uy tín và chất lƣợng của NH.

b. Tình hình cho vay

Song song với công tác huy động vốn thì công tác cho vay của chi nhánh Đà Nẵng là một trong những hoạt động chủ yếu, cũng đƣợc chú trọng và phát triển khác tốt, đƣa lại nguồn thu nhập khá cao trong Chi nhánh. Mặt khác, hoạt động cho vay thể hiện sức mạnh cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của NH so với các NH khác. Hoạt động cho vay của NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Đà Nẵng nói riêng không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn giữ vai trò điều tiết lƣợng vốn trong nền kinh tế, đồng thời quyết định đến khả năng hoạt động và tồn tại của NH. Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực nhằm sử dụng vốn một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Bảng dƣới đây sẽ cho ta thấy đƣợc tình hình cho vay của chi nhánh trong 3 năm 2014-2016.

Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) DSCV 5,547,631 100 5,784,145 100 6,083,185 100 +236,514 4,26 +299,040 5,17 Cho vay NH 3,522,633 63,50 3,645,910 63,03 3,784,500 62,21 +123,277 3,5 +138,590 3,8

Cho vay trung

và dài hạn 2,024,998 36,50 2,138,235 36.97 2,298,685 37,79 +113,237 5,59 +160,450 7,5

DSTN 5,186,576 100 5,547,038 100 5,540,131 100 +360,462 6,95 +-6,907 -0,12

Cho vay NH 3,243,241 62,53 3,520,432 63,47 3,595,630 64,9 +277,191 8,55 +75,198 2,14

Cho vay trung

và dài hạn 1,943,335 37,47 2,026,606 36,53 1,944,501 35,1 +83,271 4,28 -82,105 -4,05

Dƣ nợ 4,322,605 100 4,559,712 100 5,102,766 100 +237,107 5,49 +543,054 11,91

Cho vay NH 3,296,775 76,27 2,880,712 63,18 3,051,766 59,81 +416,063 -12,62 +171,054 5,94

Cho vay trung

và dài hạn 1,025,830 23,73 1,679,000 36,82 2,051,000 40,19 +653,170 63,67 +372,000 22,16

Nợ xấu 197,154 161,077 107,792 -36,077 -18,3 -53,285 -33,08

Tỷ lệ nợ xấu 4,56 3,53 2,11 -1,03 -1,42

*Doanh số cho vay (DSCV)

Với mục tiêu mở rộng tín dụng và phƣơng châm an toàn hiệu quả, Chi nhánh đã bám sát tình hình kinh tế tại địa phƣơng, c ng với sự đẩy mạnh hoạt động cho vay với nhiều điều kiện thông thoáng hơn, lãi suất cho vay linh hoạt hơn nên trong những năm qua DSCV liên tục tăng. Cuối năm 2015, DSCV đạt mức 5,784,145 triệu đồng tăng so với năm trƣớc là 236,514 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ là 4,26%. Đến năm 2016, DSCV đạt mức 6,083,185 triệu đồng với tốc độ tăng là 5,17% (tƣơng đƣơng 299,040 triệu đồng) so với năm 2015. Bên cạnh đó, DSCV tăng chứng tỏ quy mô đầu tƣ và khả năng luân chuyển nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của KH đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên hoạt động cho vay của NH chỉ nằm chủ yếu trong mảng cho vay ngắn hạn bởi vì ta thấy DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV tăng lần lƣợt từ 3,522,633 triệu đồng (năm 2014) lên 3,645,910 triệu đồng (năm 2015) và đạt mức 3,784,500 triệu đồng (năm 2016).

*Doanh số thu nợ (DSTN)

Qua bảng số liệu, năm 2015, DSTN là 5,547,038 triệu đồng tăng 360,462 triệu đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 6,95% so với năm trƣớc. Đến năm 2016, DSTN là 5,540,131 triệu đồng giảm 6,907 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 0,12% so với năm 2014. Mặc d , DSTN năm 2016 giảm so với năm 2015 nhƣng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu làm cho DSTN năm 2016 giảm là do DSTN trung, dài hạn. DSTN trung, dài hạn năm 2015 tăng 83,271 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,28% so với năm trƣớc nhƣng đến năm 2016 DSTN trung, dài hạn giảm tới 82,105 triệu đồng với tốc độ giảm là 4,05% so với năm 2015. Điều này cho thấy DSTN trung, dài hạn là một chỉ tiêu thu nợ khá khó khăn vì vậy NH cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa để có những chuyển biến tích cực hơn nữa trong năm tới. Đối với DSTN cho vay ngắn hạn có khả quan hơn vì khoản vay này thƣờng nhỏ nên khả năng chi trả cao hơn. Điều này cho thấy tình

hình kinh doanh của Chi nhánh trong vay ngắn hạn gặp nhiều thuận lợi.

*Dƣ nợ

Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể hình dung chi tiết hơn về dƣ nợ qua các năm 2014-2016 khi phân theo kỳ hạn, thành phần kinh tế và ngành kinh tế. Có thể nhận thấy, chi nhánh Đà Nẵng đã chú trọng tới việc mở rộng hoạt động cho vay đến từng đối tƣợng KH, tìm kiếm các dự án đang cần vốn trên địa bàn, thêm vào đó đa dạng hóa các loại hình hoạt động, dịch vụ, mang lại cho KH nhiều tiện ích hơn, bên cạnh đó còn có ngũ cán bộ tín dụng tinh thông nghiệp vụ nên dƣ nợ bình quân đều tăng lần lƣợt là 4,322,605 triệu đồng (năm 2014), 4,559,712 triệu đồng (năm 2015) và tăng lên 5,102,766 triệu đồng (năm 2016).

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ bình quân tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng DNBQ 4,322,605 100 4,559,712 100 5,102,766 100 +237,107 5,49 +543,054 11,91 Phân theo kỳ hạn cho vay

Ngắn hạn 3,296,775 76,27 2,880,712 63,18 3,051,766 59,81 +416,063 -12,62 +171,054 5,94 Trung, dài hạn 1,025,830 23,73 1,679,000 36,82 2,051,000 40,19 +653,170 63,67 +372,000 22,16

Phân theo thành phần kinh tế

DNNN 676,125 15,64 386,858 8,48 431,703 8,46 -289,267 -42,78 +44,845 11,59 DNQD 2,573,489 59,54 3,137,745 68,81 3,526,837 69,12 +564,256 21,93 +389,092 12,4 Hộ sản xuất 857,634 19,84 793,444 17,4 891,510 17,47 -64,190 -7,48 +98,066 12,36

Khác 215,357 4,98 241,665 5,3 252,716 4,95 +26,308 12,22 +11,051 4,57 Phân theo ngành kinh tế

Nông nghiệp 361,802 8,37 497,009 10,9 725,103 14,21 +135,207 37,37 +228,094 45,89 Công nghiệp 1,992,289 46,09 2,144,889 47,04 3,268,832 64,06 +152,600 7,66 +1,123,943 52,4

SX, dịch vụ 1,968,514 45,54 1,917,815 42,06 1,108,831 21,73 -50,699 -2,58 -808,984 -42,18

Đối với kỳ hạn cho vay của Chi nhánh thì cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động giúp cho Chi nhánh nhanh chóng thu hồi lại vốn hơn cho vay trung dài hạn. Cho vay ngắn hạn luôn có đƣợc sự chú trọng nên luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dƣ nợ bình quân của Chi nhánh (hơn 60%). Năm 2015, dƣ nợ với hoạt động cho vay ngắn hạn là 2,880,712 triệu đồng giảm 416,063 triệu đồng so với năm trƣớc nhƣng đến năm 2016 thì tăng nhẹ lên 171,054 triệu đồng đạt 3,051,766 triệu đồng. Dƣ nợ đối với hoạt động cho vay trung dài hạn liên tục tăng qua các năm, năm 2015 là 1,679,000 triệu đồng tăng hơn 653,170 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao 63,67% và đến năm 2016 tiếp tục tăng lên thêm 372,000 triệu đồng với tốc độ là 22,16%.

Đối với dƣ nợ về ngành kinh tế, qua bảng 2.3 ta có thể thấy đƣợc ngành công nghiệp có dƣ nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ lần lƣợt là 46,09% năm 2014, 47,04% năm 2015 và 64,06% năm 2016. Cụ thể, ngành nông nghiệp năm 2015 là 479,009 triệu đồng tăng 135,207 triệu đồng so với năm 2014 và tiếp tục tăng lên để đạt 725,103 triệu đồng vào năm 2016. Về công nghiệp thì năm 2014 là 1,992,289 triệu đồng, 2015 tăng lên 152,600 triệu đồng đạt 2,144,889 triệu đồng và tiếp tục tăng lên đạt 3,268,832 triệu đồng vào năm 2016. Cuối cùng là chỉ tiêu ngành dịch vụ, đây cũng là chỉ tiêu có tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ, lần lƣợt là 45,54% (năm 2014), 42,06% (năm 2015) và 21,73% (năm 2016). Có thể nói, Chi nhánh tập trung cho vay đối với ngành công nghiệp, dịch vụ vì đây thƣờng là cho vay ngắn hạn, dễ thu hồi vốn còn với nông nghiệp chủ yếu là cho vay trung dài hạn khó thu hối vốn nên chỉ tiêu về ngành nông nghiệp còn rất thấp.

* Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu bình quân

Nhìn vào bảng 2.2, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có chiều hƣớng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2015 nợ xấu đạt 161,077 triệu đồng giảm 36,077 triệu đồng với tốc độ giảm là 18,3% so vơi năm trƣớc. Đến năm 2016

giảm là 33,08% so với năm 2015. Nguyên nhân chính là do NH đã đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro theo chỉ đạo của Agribank, Chi nhánh cũng thƣờng xuyên rà soát các khoản vay, nâng cao chất lƣợng tín dụng giúp hạn chế phát sinh nợ xấu.

Tóm lại, qua phân tích tình hình cho vay tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm cho thấy Chi nhánh đã và đang triển khai khá tốt hoạt động tín dụng và đạt đƣợc những thành quả có ý nghĩa then chốt. Đạt đƣợc những điều này một phần lớn là nhờ vào các phƣơng pháp quản lý tín dụng hiệu quả, đặc biệt là công tác thẩm định của Chi nhánh. Đây sẽ là tiền đề để phát triển các hoạt động khác, góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Để đánh giá đƣợc kết quả hoạt động của Agribank chi nhánh Đà Nẵng ta phân tích bảng kết quả kinh doanh dƣới đây:

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Đà Nẵng trong 3 năm 2014-2016

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập 752,176 100 1,056,275 100 1,025,786 100 +304,099 40,43 -30,489 -2,89 Thu lãi 710,054 94,4 1,004,518 95,1 969,368 94,5 +294,464 41,47 -35,150 -3,5 Thu ngoài tín dụng 18,070 2,4 20,185 1,91 23,485 2,29 +2,115 11,7 +3,300 16,35 Thu khác 24,052 3,2 31,572 2,99 32,933 3,21 +7,520 31,27 +1,361 4,31 2.Chi phí 646,925 100 935,621 100 921,960 100 +288,696 44,63 -13,661 -1,46 Chi trả lãi 472,255 73 693,295 74,1 703,455 76,3 +221,040 46,81 +10,160 1,47 Chi hoạt động dịch vụ 23,289 3,6 42,103 4,50 50,708 5,5 +18,814 80,78 +8,605 20,44 Chi phí nhân viên 36,228 5,6 48,652 5,2 47,942 5,2 +12,424 34,29 -710 -1,46 Chi phí quản lí 23,031 3,56 32,934 3,52 29,503 3,2 +9,903 43 -3,431 -10,42 Chi NVKD khác 82,159 12,7 107,596 11,5 84,820 9,2 +25,437 30,96 -22,776 -21,17 Chi khác 9,963 154 11,040 1,18 5,532 0,6 +1,077 10,81 -5,508 -49,89 57

Năm 2015, cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều tăng nhƣng sự tăng trƣởng của chi phí cao hơn so với thu nhập dẫn đến tăng trƣởng lợi nhuận thấp hơn khá nhiều so với chi phí và thu nhập. So với năm 2014, năm 2015 lợi nhuận tăng 15,403 triệu đồng tỷ lệ tăng là 14.63% so với năm 2015 lợi nhuận của năm 2016 giảm 16,828 triệu đồng còn 103,826 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 13.95%. Lợi nhuận giảm đã làm hạn chế việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình trong năm 2016. Có nhiều nguyên nhân giải thích trong đó nguyên nhân chính là việc tăng trƣởng tín dụng bị đình trệ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân nhƣ việc trích lập dự phòng cao do tỷ lệ nợ xấu cao, do khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới…Vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động cho vay để lợi nhuận tăng trƣởng ổn định hơn.

Nhìn chung, qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh từ năm 2014-2016 có thể thấy rằng: thu nhập chính của Chi nhánh là thu từ lãi cho vay sẽ mang nhiều rủi ro. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh cơ cấu thu nhập của mình, có biện pháp tăng trƣởng lợi nhuận từ hoạt động khác nhƣ dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ…cho ph hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh đà nẵng (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)