8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Agribank Việt Nam
Bƣớc vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhƣng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trƣờng tài chính - ngân hàng vào năm 2014, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hƣớng phát triển theo hƣớng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nƣớc, vƣơn tầm ảnh hƣởng ra thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới. Trƣớc tình hình đó, Agribank đã xác định việc tái cơ cấu, tăng cƣờng đầu tƣ, tăng năng lực, phát triển mạng lƣới và đào tạo nhân lực là một nhiệm vụ cần thiết mặc dù phải có sự tập trung lớn về sức lực, thời gian và nguồn vốn. Mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2020 của Agribank .
Bảng 3.1. Mục tiêu tài chính và an toàn hoạt động của Agribank
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng, %
Mục tiêu phấn đấu Đến 2017 Đến 2020
1. Vốn tự có 80 -> 104 162 -> 259
2. Tỷ lệ an toàn vốn 9 9
3. TLDTDV/TDTR 20 - 25 >25
4. Tỷ lệ sinh lời trên vốn >15 >15
5. Dƣ nợ cho vay và đầu tƣ 750 -> 920 1.380 -> 1.850 6. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn <40 < 40
7. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn <5 < 5
8. Tỷ lệ tăng trƣởng nguồn vốn 20 - 22 22 - 25
9. TTTGTKDC&TGCKH/TNV 50 - 55 55 - 60
10. TTTGKKH&SDTKTT/TNV 25 - 30 25 - 30
Trong đó: TLDTDV/TDTR: Tỷ lệ doanh thu dịch vụ trên tổng doanh thu ròng; TTTGTKDC&TGCKH/TNV: Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cƣ và tiền gửi có kỳ hạn trên Tổng nguồn vốn; TTTGKKH&SDTKTT/TNV: Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và số dƣ tài khoản thanh toán trên Tổng nguồn vốn.
Trong những năm tới, Agribank tiếp tục củng cố vững chắc thị phần của mình với định hƣớng phát triển về nguồn vốn và đầu tƣ tín dụng, tập trung mọi nguồn lực cho công tác huy động vốn, ngoài ra cần theo dõi diễn biến lãi suất huy động thị trƣờng, thực hiện theo chỉ đạo NHNN, tăng trƣởng nguồn vốn huy động ổn định. Chú trọng công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng, đổi mới cơ cấu cho vay và giữ vững thị trƣờng nông thôn.
Bám sát chƣơng trình xuất khẩu lao động của tỉnh, chính quyền địa phƣơng, khảo sát tình hình lao động xuất khẩu tại các xã phƣờng, giao chỉ tiêu cho cán bộ vận động hƣớng dẫn và tƣ vấn khách hàng chuyển tiền kiều hối.
Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tác nghiệp, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ. Tổ chức đổi địa bàn cán bộ, lãnh đạo theo quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Mở rộng các sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao: Thẻ tín dụng quốc tế, Séc du lịch, Séc nhờ thu đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Tiếp tục phát triển khách hàng mới đặc biệt là khách hàng xuất khẩu.
Các Ban chuyên môn, các Chi nhánh chủ động đề ra chƣơng trình hành động cụ thể để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn hiệu quả kinh doanh. Cơ bản giải quyết hết các tồn quỹ, đảm bảo mức tiền lƣơng hệ số 1 và có tiền lƣơng năng suất.
Agribank phấn đấu tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu
hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý. Ƣu tiên đầu tƣ cho “tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dƣ nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa.