Xu thế phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ ghi nợ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 73 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Xu thế phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam

Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phƣơng thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phƣơng thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và đƣợc gọi chung là phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Và thẻ ghi nợ là một trong những phƣơng tiện TTKDTM đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa, … có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Phƣơng tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phƣơng tiện thanh toán tối ƣu trong các giao dịch thƣơng mại, dịch vụ nữa. Các hoạt động giao dịch thƣơng mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vƣợt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro nhƣ: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (nhƣ chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn

kém; việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt dễ bị các đối tƣợng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trƣờng thuận lợi cho tội phạm lƣu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.

Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nƣớc mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội nhƣ Việt Nam hiện nay thì tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Để khắc phục tình trạng trên thì hàng loạt các phƣơng tiện TTKDTM ra đời nhƣ: séc, UNC, UNT, L/C và đặc biệt là thẻ ghi nợ - một phƣơng tiện TTKDTM rất đƣợc ƣa chuộng trên thế giới và rất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hƣớng đến năm 2020 đặt ra là đến cuối năm 2010 đạt mức phát hành 15 triệu thẻ; đến năm 2020 đạt 30 triệu thẻ. Nhƣng đến nay thị trƣờng thẻ đã có sự phát triển vƣợt bậc cả về hoạt động thanh toán và phát hành thẻ cũng nhƣ những sản phẩm thẻ nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vƣợt qua mục tiêu của đề án không dùng tiền mặt của chính phủ. Theo số liệu từ Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nƣớc), doanh số giao dịch qua thẻ ngân hàng đang có sự tăng trƣởng vƣợt trội, riêng quý III/2014 tổng giá trị đạt 43.700 tỷ đồng, cao hơn 34% so với cùng kỳ năm trƣớc, đƣa tổng doanh số trong 9 tháng đầu năm qua thẻ ngân hàng đạt 114.000 tỷ đồng. Các ngân hàng cũng đã phát hành đƣợc 76,1 triệu thẻ trong đó thẻ nội địa chiếm chiếm gần 90%. Phân loại theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ lại chiếm ƣu thế với 69,8 triệu thẻ, thẻ tín dụng đạt 3 triệu thẻ. Đến cuối tháng 9/2014, toàn hệ thống có hơn 15.800 máy ATM và gần

160.000 điểm chấp nhận thẻ. So với cuối năm ngoái, lƣợng máy chấp nhận thẻ tăng tới 29.400 điểm, trong khi ATM tăng khiêm tốn hơn, đạt 544 máy.

Đến năm 2020 phấn đấu 95% các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, nhà hàng chấp nhận thanh toán thẻ; tỷ lệ tiền mặt trên tổng phƣơng diện thanh toán khoảng 15%; đạt 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hƣởng lƣơng ngân sách và 80% lao động đƣợc trả lƣơng qua tài khoản.

Nền cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam đang dần đƣợc cải thiện đáng kể. Khoa học kỹ thuật đang đƣợc áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và tài chính ngân hàng nhất là một trong những lĩnh vực đƣợc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán.

Với các tiền đề trên, thị trƣờng thẻ Việt Nam hứa hẹn là một thị trƣờng kinh doanh đầy hấp dẫn, nhiều tiềm năng đối với các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ ghi nợ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 73 - 75)