Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 63 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP

a. Phân tích về quy mô cho vay HKD - Tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.5. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh tại HDBank Đắk Lắk

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh

564 100 672 100 712,6 100

Dư nợ cho vay

hộ kinh doanh 293,1 52 368 54,7 513,8 72,1

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

Qua phân tích số liệu từ bảng 2.1 cho thấy, dư nợ cho vay hộ kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%), tăng trưởng đều và khá vững chắc qua các năm. Trong 3 năm, tỷ trọng cho vay hộ kinh doanh của Chi nhánh trong tổng dư nợ cho vay đã tăng từ 52% lên 72,1% phù hợp với chiến lược kinh doanh của HDBank

- Tăng trưởng số lượng khách hàng và dư nợ bình quân khách hàng

Bảng 2.6. Số lượng khách hàng hộ kinh doanh và dư nợ bình quân/KH

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh

2013/2012 2014/2013

Số lượng khách hàng hộ

kinh doanh 4975 5680 6630 14,1% 16,7%

Dư nợ cho vay hộ kinh

doanh (tỷ đồng) 564 672 712,6 19,1% 6,04% Dư nợ bình quân khách

Trong những năm qua, hoạt động cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng, số lượng khách hàng hộ kinh doanh tăng qua các năm chủ yếu đến từ những dự báo về ảnh hưởng tích cực của tái cơ cấu ngành ngân hàng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, hay từ những diễn biến tích cực của toàn nền kinh tế. Cụ thể, năm 2013 tăng 19,1% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 6,04% so với năm 2013.

Dư nợ bình quân khách hàng ở mức cao và luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Trong năm 2013, HDBank chính thức sáp nhập ĐaiABank, đồng thời sắp xếp lại bộ máy và điều chuyển một số vị trí và nền kinh tế phục hồi còn chậm. Do đó, số lượng khách hàng hộ kinh doanh và dư nợ bình quân tăng trưởng thấp hơn kế hoạch đề ra so với 2 năm trước đó.

b. Phân tích về cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

- Cơ cấu cho vay hộ kinh doanh theo kỳ hạn

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay hộ KD theo kỳ hạn

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay HKD 564 100 672 100 712,6 100 Cho vay ngắn hạn 493 87,4 587,8 87,5 627 88 Cho vay trung hạn 71 12,6 84,2 12,5 85,6 12

Cho vay dài

hạn - - - - -

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

Dư nợ cho vay ngắn hạn còn quá cao trong khi cho vay dài hạn lại bằng 0, do thực trạng chi nhánh hiện nay cho vay HKD chủ yếu là thu mua, kinh doanh nông sản, chăm sóc các cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, tiêu,

điều, cao su…mang tính chất mùa vụ cao, chủ yếu vào những tháng cuối năm nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng là hộ kinh doanh. Năm 2014, ngân hàng đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách cho vay nhằm giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên hiệu quả vẫn còn thấp khi chỉ giảm tỷ trọng xuống 0,6%, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra

- Cơ cấu cho vay hộ kinh doanh theo hình thức đảm bảo tiền vay:

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ HKD theo hình thức đảm bảo tiền vay

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm 100 100 100 Bất động sản 93 88 90 Động sản 2 5 7 Giấy tờ có giá 5 13 3 2 Tỷ trọng dư nợ không có tài sản bảo đảm 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

100% các khoản vay hộ kinh doanh đều dựa trên tài sản đảm bảo với hình thức thức bảo chủ yếu là thế chấp quyền sử dụng đất. Điều này sẽ hạn chế khách hàng tiềm năng, cần xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp nhằm đạt mục tiêu đa dang hóa hình thức đảm bảo tiền vay.

Bảng 2.9. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh theo ngành nghề

Đơn vị tính :%

Ngành nghề cho vay Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cho vay SX nông nghiệp 83,2 88 85,6

Cho vay kinh doanh nông sản, phân

bón 5,2 6,7 3,2

Cho vay kinh doanh vật tư nông nghiệp 4,6 2,63 3,9

Cho vay kinh doanh VLXD 3,8 1,2 3,67

Cho vay kinh doanh tạp hóa 2,1 0.98 1,73

Cho vay kinh doanh khác 1,1 0.49 1,9

Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

HDBank vẫn chú trọng vào cho vay sản xuất nông nghiệp trong đó cây cà phê là cây chủ lực chiếm tỷ trọng lớn so với các ngành nghề khác (trên 80%). HDBank đã đầu tư vào hệ thống kho dự trữ lớn tại tỉnh Đắk Lắk và khi nông dân hay hộ kinh doanh ký hợp đồng ký gửi cà phê tại hệ thống kho của ngân hàng sẽ được vay vốn với giá trị tối đa bằng 80% giá trị lô hàng, thời hạn 6 tháng.

Do quá chú trọng vào cho vay sản xuất nông nghiệp nên mục tiêu đa dạng hóa danh mục cho vay theo ngành nghề cơ bản không đạt được, có xu hướng tăng giảm không ổn định và không có sự chuyển biến mạnh trong những năm qua

c. Phân tích về thị phần cho vay hộ kinh doanh

Bảng 2.10. Thị phần cho vay hộ kinh doanh của HDBank Đắk Lắk trên địa bàn

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ cho vay hộ KD HDBank

Đắk Lắk (tỷ đồng) 564 672 712,6

Tổng dư nợ cho vay hộ KD của tất cả các TCTD trên địa bàn (tỷ đồng) 61978 54193,5 55671,8 Tỷ trọng dư nợ hộ KD của HDBank Đắk Lắk/Tổng dư nợ trên địa bàn (%) 0,91 1,24% 1,28%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

Thị phần cho vay HKD của chi nhánh năm 2014 chiếm 1,28% tăng 0,04% so với năm 2013 và 0,37% so với năm 2012. Nhìn chung, mức tăng thị phần có tăng qua các năm nhưng không nhiều, không có biến động mạnh qua từng năm. Tuy nhiên, HD Bank ra đời và hoạt động trong khoảng thời gian chưa lâu là đơn vị đi sau so với rất nhiều các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do vậy chịu sức ép cạnh tranh rất lớn đặc biệt là khối Ngân hàng quốc doanh vẫn giữ vị thế độc tôn trên thị trường.

d. Phân tích về chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay

Thông qua đánh giá trong nội bộ chi nhánh kết hợp với khảo sát khách hàng thì nhìn chung chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay của Chi nhánh tương đối làm khách hàng hài lòng: độ tin cậy, thái độ nhân viên, năng lực phục vụ… Đặc biệt, sự thõa mãn của khách hàng về công nghệ và sự thuận

Năm 2014, chi nhánh đã phát ra 500 phiếu khảo sát trực tiếp đối với khách hàng là hộ kinh doanh, đánh giá chủ yếu ở các nội dung sau:

- Thời gian xử lý nghiệp vụ, thủ tục cho vay: 55% đánh giá tốt, 25% đánh giá bình thường, 20% đánh giá chưa tốt

- Thái độ nhân viên phục vụ ân cần, chu đáo: 85% đánh giá tốt - Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo: 65% khách hàng hài lòng - Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng: 90% đánh giá tốt

- Chính sách lãi suất: 28% đánh giá còn cao hơn so với các ngân hàng khách

Đồng thời, góp ý cải thiện dịch vụ tư vấn rõ ràng và chuyên nghiệp hơn. Đây chính là động lực để Ngân hàng cố gắng hơn nữa nhằm thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng trung thành, làm nền tảng vững chắc cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh ở những năm tiếp theo

e. Phân tích về kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Bảng 2.11. Tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại HDBank Đắk Lắk

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ cho vay hộ kinh doanh

(tỷ đồng) 564 672 712,6

Nợ xấu cho vay hộ kinh

doanh (tỷ đồng) 1,54 4,96 4,05

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho

vay hộ kinh doanh (%) 0,27% 0,73% 0,56%

Tình hình nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh không đáng lo ngại lắm vì vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% vì 100% các khoản vay đều có tài sản bào đảm.

Trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng cao 0,73% do bối cảnh nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới; tăng trưởng nóng, chỉ tập trung vào chiều rộng, số lượng mà không chú trọng chiều sâu, chất lượng. Ngoài ra, lý do chính vẫn là các khoản nợ xấu năm trước vẫn chưa được xử lý một cách triệt để, một phần khác là do chủ quan, khách quan trong quá trình cấp tín dụng làm phát sinh thêm nợ xấu mới

Năm 2014, để tăng quy mô và năng lực trên thị trường, ngân hàng này đã chủ động tiến hành tái cấu trúc thông qua việc tự nguyện nhận sáp nhập DaiABank vào HDBank để tạo ra một ngân hàng HDBank sau sáp nhập có quy mô lớn hơn về vốn tài sản, mạng lưới hoạt động và hiệu quả hơn về năng lực quản trị điều hành. Nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập cũng là một vấn đề mà HDBank Đắk Lắk đã xử lý tốt giảm xuống 0,56%

f. Phân tích kết quả tài chính cho vay hộ kinh doanh

Bảng 2.12 Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng thu nhập hoạt động

tín dụng 75,14 88,67 95,12

Thu nhập từ hoạt động cho

vay hộ kinh doanh 50,3 53,4 61,8

Tỷ trọng 66.9% 60,2% 65%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank Đắk Lắk)

Thu nhập cho vay từ hoạt động hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong năm 2013, thu

thấp 6,1%. Tuy nhiên trong năm 2014, thu nhập từ hoạt động cho vay hộ kinh doanh có kết quả khả quan hơn tăng 8,4 tỷ và tốc độ tăng 15,7%.

Kết hợp với chỉ tiêu dư nợ: năm 2013 dư nợ tăng 19,1% nhưng thu nhập chỉ tăng 6,1%. Nguyên nhân là năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng khá cao so với năm 2012.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)