Nhân tố bên ngoài NH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 39 - 41)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nhân tố bên ngoài NH

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các ngân hàng. Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát . Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng ngân hàng và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của ngân hàng. Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mô có tác động lớn đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát, biến động lãi suất…

Nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng là cơ hội rất tốt để cho các hộ kinh doanh đầu tư mở rộng kinh doanh. Trái lại, nền kinh tế trì trệ, lạm phát thất nghiệp cao, đầu tư không mang hiệu quả, nhu cầu vốn không có, hoạt động tín dụng gặp khó khăn làm cho vốn của ngân hàng nằm trong tình trạng đóng băng.

b. Môi trường pháp lý

Ngân hàng hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn so với các ngành khác. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay. Ngoài ra, sự thay đổi những chủ trương chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ kinh doanh.

c. Môi trường cạnh tranh

Các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi vay tiền của ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiếm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh.

d. Các nhân tố thuộc về khách hàng

Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; nhiều hộ kinh doanh dùng tiền vay đầu tư vào những kế hoạch kinh doanh có rủi ro cao, sử dụng vốn của ngân hàng để vui chơi, kinh doanh bất động sản… nên không trả được nợ cho

ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, một số khách hàng do sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả đã bỏ trốn vì không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra, tư cách đạo đức người vay xét trên phương diện ý muốn hoàn trả nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay muốn chiếm đoạt khoản vay, điều này gây ra rủi ro không nhỏ đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)