Các giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 90 - 91)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Các giải pháp bổ trợ

- Xây dựng cơ chế thưởng, phạt đối với nhân viên tín dụng:

Để tăng hiệu suất làm việc, giảm thiểu những sai sót trong công việc, chi nhánh lập ra quy trình tác nghiệp chặt chẽ và hướng dẫn tỉ mỉ cho các nhân viên. Thế nhưng vẫn có trường hợp một số nhân viên quen với phong cách làm việc tùy tiện, không để tâm đến việc thực hiện theo quy trình. Do đó, chi nhánh cần phải có biện pháp chế tài cụ thể, nhưng áp dụng kỷ luật quá khắt khe rất dễ khiến nhân viên bất mãn, giảm nhiệt tình làm việc, thậm chí bỏ việc. Ngoài ra, hình thức phạt, dù là tài chính như trừ tiền hay không thưởng, hoặc phi tài chính như khiển trách, hạ mức đánh giá… chi nhánh cần thực hiện song song với cơ chế thưởng phạt và với thù lao ổn định của nhân viên. Nếu cơ chế phạt không đi đôi với cơ chế thưởng, nhân viên sẽ bị áp lực về mặt tâm lý vì cảm thấy bị phạt nhiều hơn là được khích lệ. Tỷ lệ thưởng cũng cần phải nhiều hơn tỷ lệ phạt, ví dụ phạt chỉ xảy ra khi có phát sinh sai phạm, còn thưởng thì theo định kỳ cho những người có hiệu quả làm việc cao nhất. Định kỳ thưởng càng ngắn thì nhân viên càng được khích lệ thường xuyên. Tuy nhiên, tất cả điều đó đều dựa trên cơ sở công khai, minh bạch và công bằng nhằm tạo sự khích lệ cũng như phát huy được tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, gắn kết quả công việc với chỉ tiêu phát triển cho vay hộ kinh doanh được giao theo từng tháng và áp dụng mức lương kinh doanh chi trả cho cán bộ tín dụng.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội cán bộ: Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi

dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp. Do đó, cán bộ ngân hàng cần:

+ Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.

+ Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)