Bối cảnh hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP trong thời gian

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 55 - 59)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP trong thời gian

2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP trong thời gian qua gian qua

- Bối cảnh kinh tế vĩ mô:

Nền kinh tế Việt Nam: kinh tế vĩ mô diễn biến theo đúng xu hướng kỳ vọng của các giải pháp điều hành Chính phủ đề ra từ đầu năm. Lạm phát được kiểm soát ở mức 6,04% thấp hơn so với năm 2012 (6,81%). Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, GDP năm 2013 chỉ tăng 5,42%, cao hơn mức 5,25% của năm 2012 nhưng thấp hơn so với mục tiêu 5,5% đặt ra. Tổng cầu và sức mua của

nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng trở lại.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 đặt mục tiêu, nhiệm vụ "điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế". Như vậy, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là những mục tiêu được quan tâm hàng đầu bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, thậm chí mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô còn được quan tâm và đặt lên vị trí có phần ưu tiên hơn so với các năm trước.

Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nghiệp vụ phát hành tín phiếu để điều tiết thanh khoản thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát; công cụ lãi suất cũng được NHNN điều hành hiệu quả để điều tiết thanh khoản, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản suất, tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn theo sát diễn biến lạm phát và đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, trong năm 2014, NHNN đã phối hợp điều hành, hài hòa lãi suất theo cả hai biện pháp gián tiếp và trực tiếp trên cơ sở thống nhất nguyên tắc đảm bảo lãi suất thực dương và đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.

Đến nay, Đề án tái cơ cấu được triển khai theo đúng mục tiêu và lộ trình đề ra, trong năm 2014, NHNN tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt để đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các TCTD. Trong số này có: Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 05/8/2014 về các giải pháp nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD là hợp tác xã; Quyết định số 1572/QĐ-NHNN ngày 11/8/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao

năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặc dù đã được triển khai quyết liệt song nợ xấu vẫn là một thách thức lớn đối với toàn ngành. Từ đầu năm 2014 đến nay, nợ xấu đang có xu hướng tăng, cụ thể sau khi giảm rất mạnh từ 4,55% tháng 11/2013 xuống chỉ còn 3,61% tháng 12/2013, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã liên tiếp tăng: tháng 1/2014, nợ xấu tăng trở lại, lên mức 3,74%, các tháng tiếp theo liên tục tăng và đến tháng 6/2014 lên tới 4,17% (nếu tính cả nợ đã cơ cấu là 8,2%), dấu hiệu tích cực đó là đến tháng 7 nợ xấu giảm nhẹ còn 4,11%.

Đặc biệt, ở hoạt động tín dụng, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn của môi trường kinh tế, tín dụng ngân hàng từ năm 2011 đã chững lại, đặc biệt từ năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%, không hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm (15 – 17%). Sang năm 2013, với sự nỗ lực của toàn ngành, đặc biệt trong giai đoạn nước rút cuối năm, tăng trưởng tín dụng mặc dù đạt mức khiêm tốn (12,52%), song đã tăng 3,61% so với năm trước, hoàn thành mục tiêu của năm 2013 (12%). Năm 2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

- Bối cảnh kinh tế Đắk Lắk:

Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Năm 2011 tổng GDP đạt 14.462 tỷ đồng tăng 12,65% so với năm 2010. Năm 2013, giá trị tổng sản phẩm xã hội tỉnh Đắk Lắk đạt hơn 15.000 tỷ đồng, thu ngân sách đạt hơn 3.700 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,68 triệu đồng/người/năm. Năm 2014, chỉ tiêu này là 31,4 triệu đồng/người/năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 khoảng 730 triệu USD, tăng 20% so với thực hiện 2013. Tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 15 triệu USD, bằng so với thực hiện 2013. Thu ngân sách nhà nước nhiều năm liền không đạt chỉ tiêu

đặt ra; bên cạnh đó, việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công theo Chỉ thị 1792/CP-TTg, nợ đọng xây dựng cơ bản của tỉnh còn nhiều cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng nền kinh tế. Trong năm 2014, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt khoảng 3.300 tỷ đồng,

Trong các năm qua,Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã góp phần trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 25.293 tỷ đồng; tăng 22,3% so với đầu năm, vượt 8,3% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 45.119 tỷ đồng; tăng 12% (tăng 4.838 tỷ đồng) so với đầu năm, đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2014.

Cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong nước, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế có mức tăng khá so với các năm trước. Do đó, Đắk Lắk là một thị trường mục tiêu có tiềm năng phát triển sôi động, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh với hơn 10.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, HDBank cũng đối mặt với sức ép cạnh tranh từ 35 tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tích cực thực hiện đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cũng như cho vay. Đây là thách thức không nhỏ đối với HDBank trong mục tiêu gia tăng quy mô cũng như giành thị phần.

Ngoài ra, cuộc chạy đua tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cũng đi kèm với những rủi ro khó lường. Cho vay hộ kinh doanh rủi ro rất lớn, không chỉ do trình độ, năng lực quản lý, mà còn phụ thuộc vào tình hình sản

xuất, kinh doanh, một số ngành cho vay mang nặng tính thời vụ. Chưa kể, nếu cho vay hộ kinh doanh thường nhỏ lẻ, thì chi phí hoạt động sẽ khá cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)