Nâng cao năng lực thẩm định tín dụng, tăng cường công tác kiểm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 87 - 90)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Nâng cao năng lực thẩm định tín dụng, tăng cường công tác kiểm

kiểm soát khoản vay hộ kinh doanh

Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.

Một trong những giải pháp quan trọng để HDBank có thể vận dụng để đảm bảo rằng các khoản vay thỏa mãn được các tiêu chuẩn an toàn là thiết lập một chính sách cho vay hộ kinh doanh bằng văn bản. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay hộ kinh doanh. Khi xây dựng chính sách cho vay hộ kinh doanh, chi nhánh cần chú ý sự phù hợp giữa nội dung của chính sách với đường lối phát triển kinh tế xã hội, sự hài hoà quyền lợi của người đi vay và chính bản thân của ngân hàng. Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đảm bảo những khoản cho vay an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, cần xác định rõ các khoản vay mà ngân hàng nên từ chối

Ngoài ra, ngân hàng cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định bởi vì trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định.

Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

Trong buổi tiếp xúc khách hàng hộ kinh doanh, cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của hộ…Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà khách hàng đưa ra. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về hộ kinh doanh như: từ bạn hàng, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trước đây…

Bên cạnh đó, HDBank cần tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn. Khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng. Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào…xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân

hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp dồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Cụ thể:

+ Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn tài chính, Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng khi khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Điều đó có tác dụng động viên, khuyến khích khách hàng và tạo nguồn cho khách hàng trả nợ tốt hơn.

+ Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, Chi nhánh có thể xử lý tài sản đảm bảo bằng biện pháp thu hồi tài sản, cho thuê tài sản,

+ Đối với những khách hàng cố tình chây ì thì có thể sử dụng phương án kiện ra toà để xử lý.

Đặc biệt, cần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát. Đây là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó: cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra. Kiểm tra, kiểm soát phải đảm kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.

Vì thông tin từ khách hàng hộ kinh doanh thường khó nắm bắt, nên ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, xử lý và lưu trữ thông tin về khách hàng để phục vụ công tác thẩm định, xếp hạng tín dụng được chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro cho vay. Đồng thời, triển khai xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là hộ kinh doanh và thường xuyên xếp hạng định lỳ để sàng lọc những khách hàng có dấu hiệu không tốt để có phương án xử lý kịp thời.

nhánh căn cứ vào tình hình thực tế tại chi nhánh, quy mô các khoản vay hộ kinh doanh mà xây dựng mức thẩm quyền phán quyết các cấp lãnh đạo phòng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)