Phân tích công tác tổ chức thực hiện cho vay HKD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 31 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phân tích công tác tổ chức thực hiện cho vay HKD

- Thiết lập một chính sách cho vay bằng văn bản:

Hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng.

Theo đó, trước hết mỗi ngân hàng phải thiết lập một chính sách cho vay bằng văn bản cụ thể đối với hộ kinh doanh. Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng. Nó hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên tín dụng các thủ tục, các bước phải tuân thủ và chỉ rõ phạm vi trách nhiệm của họ. Nó giúp ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay hiệu quả, có thể đạt nhiều mục tiêu, chẳng hạn như tăng cường khả năng sinh lợi, hạn chế rủi ro.

Những trường hợp ngoại lệ đối với chính sách cho vay của ngân hàng phải được dẫn giải đầy đủ và lý do phải được giải thích rõ ràng. Trong khi chính sách cho vay phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và trong các quy định, ngân hàng cần phải tránh mắc phải những sai phạm trong hoạt động cho vay không nên xảy ra thường xuyên.

- Xác lập một quy trình cho vay:

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Về mặt quản lý, nó làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, đồng thời, làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Một quy trình tín dụng căn bản gồm 6 bước:

+ Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

+ Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

* Mục tiêu:

- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

+ Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt hoặc từ chối cho vay với một khách hàng tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

+ Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.

+ Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Về nhân sự:

Con người là tài sản vô giá, là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công và góp phần vào quá trình hình thành, phát triển của mỗi ngân hàng. Do đó, cần xây dựng chính sách nhân sự với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành ưu

thế đặc biệt, giữ vai trò quyết định để thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược đề ra. Đặc biệt, chú trọng công tác quản lý, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân sự, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có đạo đức nghề nghiệp có khả năng thích ứng công nghệ mới và linh hoạt trong công việc chuyên môn. Đồng thời, triển khai hiệu quả nguồn nhân lực này và có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân sự các phòng chuyên môn, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá kết quả công việc của từng đội ngũ nhân viên.

- Về cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng:

Vị trí ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ở vị trí thuận lợi, thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng tiện lợi và nhanh chóng. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin trở thành bứt phá trong cạnh tranh của ngành ngân hàng, điều hành hoạt động cho vay dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, phải được tin học hoá ở hầu hết các mặt nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)