Hạn chế và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 71 - 76)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân

a. Những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Một số chỉ tiêu kinh doanh đề ra chưa đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch. Số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh tăng đều qua các năm nhưng còn ít và chưa tương xứng với tiềm năng cuả chi nhánh cũng như số

lượng hộ kinh doanh hiện có trên địa bàn tỉnh.

Tỷ trọng cho vay bằng tài sản đảm bảo chiếm cao trong tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh(100% bằng tài sản đảm bảo). Điều này hạn chế khả năng vay vốn của một số hộ kinh doanh, bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng. Ngân hàng vẫn chưa thực sự quan tâm mở rộng đối tượng cho vay tín chấp.

Chi nhánh vẫn chưa chủ động nghiên cứu về công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh riêng phù hợp với đặc điểm và điều kiện trên địa bàn, chủ yếu thực hiện các chương trình do Hội sở chính chỉ đạo.

Hiện tại, HDBank chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh vẫn chưa được chú trọng.

Mục tiêu hợp lý hóa cơ cấu cho vay vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, chủ yếu tập trung vào cho vay hoạt động sản xuất nông nghiệp (chiếm hơn 80%), tỷ trọng cho vay các hộ kinh doanh phi nông nghiệp còn thấp.

HDBank vẫn chưa thiết lập một chính cho vay hộ kinh doanh bằng văn bản cụ thể.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

Nền kinh tế trong nước tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm do ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới, đối diện với tình trạng lạm phát và nợ xấu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng.

Ngoài ra, tái cơ cấu ngành ngân hàng còn chậm, chưa đồng đều, bước đầu xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn sau nhiều năm tích lại đã lên tới 8,86% trên tổng dư nợ, nhất là nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản (BÐS)… cũng ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng tiếp cận vốn của hộ kinh doanh.

Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, khiến cho hoạt động cho vay hộ kinh doanh của HDBank Đắk Lắk gặp không ít khó khăn, dẫn đến hiện tượng chèo kéo khách hàng, giành giật thị phần. Do đó, ngân hàng là phải tăng cường công tác quản trị và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng

Nguồn thông tin từ khách hàng là hộ kinh doanh thường thiếu chính xác, thiếu minh bạch trong sổ sách kế toán, thiếu tính chuyên nghiệp khi lập hồ sơ vay vốn. Tuy các món vay không lớn, song ưu điểm của nhóm khách hàng này là có nhu cầu thường xuyên và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.Do vốn vay chủ yếu phục vụ cho kinh doanh, nhiều khi mang tính thời vụ nên khách hàng thuộc phân khúc này muốn được đáp ứng vốn ngay khi có nhu cầu kéo theo nhiều rủi ro trong công tác thẩm định. Trình độ, kinh nghiệm kinh doanh sản xuất, ý thức tuân thủ về mặt phaps luật vẫn còn nhiều hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

Một số cán bộ tín dụng vẫn còn thụ động trong công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Công tác giới thiệu sản phẩm tới khách hàng còn chưa triển khai rầm rộ bằng các ngân hàng khác. Một số trường hợp vì chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ nên đã phát triển khách hàng không thận trọng dẫn đến gia tăng rủi ro.

Quy trình thẩm định tín dụng hồ sơ cho vay hộ kinh doanh còn thiếu chặt chẽ, phức tạp, nhiều thủ tục không cần thiết, gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi tiến hành thẩm định. Ngoài ra, sự phối hợp thông tin giữa các phòng ban chưa thường xuyên, khối lượng công việc của các phòng khá lớn nên các cá nhân chủ yếu làm việc một cách độc lập.

Cơ sở vật chất, mạng lưới phòng giao dịch còn mỏng so với một số ngân hàng hàng đầu trên địa bàn gây khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch mở rộng kênh phân phối trong thời gian tới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu

của hộ kinh doanh trên khắp địa bàn, chưa khai thác hết tiềm năng phát triển, địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đội ngũ nhân lực của HDBank chủ yếu là nguồn nhân lực trẻ trên đã cơ bản đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian qua, song khách quan nhìn nhận, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp, còn “hổng” cả về kỹ năng và kiến thức .Do đó, hầu như các ngân hàng đều phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, đào tạo chủ yếu dựa vào truyền đạt kinh nghiệm của những người đi trước, chưa thực sự có các chuyên gia đào tạo bài bản trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nhằm rủi ro về mặt đạo đức của cán bộ nên chi nhánh đã áp dụng cơ chế thường xuyên luân chuyển cán bộ nên một số cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm, cũng như chưa trang bị đầy đủ về mặt kiến thức kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chính sách lương thưởng chưa mang tính cạnh tranh với ngân hàng khác, chưa chú trọng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với chính sách này để có điều chỉnh kịp thời nên dẫn đến hiện tượng một số nhân viên đã nghỉ việc chuyển sang ngân hàng khác dù đã có chính sách đãi ngộ cho phù hợp tình hình tài chính và biến động nhân sự.

Chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động điều tra, khảo sát khách hàng hộ kinh doanh, việc khảo sát khách hàng tiến hành còn sơ sài chưa bài bản, khoa hoc và có hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk

- Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian qua. Qua đó rút ra các nhận xét về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 2 là cơ sở quan trọng nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện cho vay khách hàng hộ kinh doanh trong chương 3

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP HDBANK – CHI NHÁNH

ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)