Phân tích bối cảnh và mục tiêu cho vay HKD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 27 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Phân tích bối cảnh và mục tiêu cho vay HKD

a. Bối cảnh kinh doanh

Bối cảnh kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay hộ kinh doanh của tất cả ngân hàng thương mại nói riêng và bị ảnh hưởng chi phối bởi bối cảnh này. Trong bối cảnh kinh doanh của ngân hàng có thể được mô tả bằng hàng loạt các yếu tố xem như

những tác động từ bên ngoài tới các hoạt động kinh doanh của các tổ chức ngân hàng. Phần lớn, trong các yếu tố đó và tác động của chúng thường mang tính khách quan và ngân hàng khó kiểm soát và thích nghi với chúng. Đồng thời, sự tổng hợp của các yếu tố đó sẽ tạo ra cơ hội và nguy cơ trong việc thực hiện mục tiêu cũng như việc tiến hành hoạt động của ngân hàng.

Bất cứ một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, các hộ kinh doanh làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.

Nếu một ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường thì ngân hàng đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Những thông tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp cho ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế được những rủi ro cho những khoản cho vay của mình.

Ngược lại nếu thông không kịp thời, chính xác thì ngân hàng sẽ cho vay không hợp lí. Cho vay qúa thấp sẽ hạn chế khả năng kinh doanh, sản xuất của hộ kinh doanh do lượng vốn đi vay chưa đủ để hộ kinh doanh đầu tư toàn diện. Nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì không phải như vậy, cho nên khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ không có khả năng trả hết nợ.

b. Mục tiêu cho vay hộ kinh doanh

Chính là sự tăng lên về số lượng khách hàng và dư nợ cho vay của ngân hàng. Đồng thời, dẫn đến sự gia tăng về thị phần mà ngân hàng chiếm lĩnh được trên thị trường. Mục tiêu gia tăng thị phần thường gắn liền với việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường (về địa lý hay nhu cầu), hay thu hút khách hàng hộ kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Các ngân hàng có quy mô và thị phần càng lớn thì càng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường

- Hợp lý hóa cơ cấu cho vay:

Quá trình cho vay hộ kinh doanh đồng thời là quá trình hoàn thiện cơ cấu cho vay theo hướng ngày càng đa dạng hoá hơn. Hiện tượng dồn vốn cho vay một loại khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép vẫn xảy ra, dư nợ cho vay hộ kinh doanh chỉ tập trung vào một ngành vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh của một ngân hàng… Những rủi ro tiềm ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua lỗ phá sản. Thiết nghĩ, nếu hợp lý hóa cơ cấu cho vay sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một cơ cấu cho vay hợp lý, đa dạng phù hợp với thực lực, tiềm năng, tuân thủ quy định của luật pháp và định hướng phát triển của ngân hàng là tiền đề quan trọng để ngân hàng có thể đạt mục tiêu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường mục tiêu.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay:

Dịch vụ cho vay là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng; chất lượng dịch vụ cho vay hoàn hảo đã trở thành vũ khí cạnh tranh mang tính chiến lược của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng đối với quá trình cung cấp dịch vụ cho vay của ngân hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Chính nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay

ngân hàng có nhiều khách hàng là hộ kinh doanh trung thành, uy tín và sản suất kinh doanh có hiệu quả, đó là cơ sở đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Như vậy sẽ củng cố thêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng .

Do đó, ngân hàng cần có chiến lược phát triển thương hiệu một cách có hiệu quả. Coi trọng các hoạt động truyền thông, chuyển tải thông tin tới khách hàng, nhằm giúp khách hàng có được các thông tin chuẩn xác về các dịch vụ cho vay của ngân hàng; Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen và nhận thức được tiện ích của các sản phẩm cung cấp. Đồng thời, đào tạo và đào tạo lại cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, có chính sách hợp lý và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực…

- Kiểm soát rủi ro cho vay:

Kiểm soát những tổn thất gây ra bởi việc người vay vốn mất khả năng hoặc không muốn thanh toán các món nợ. Kiểm soát cho vay có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý ngân hàng phát hiện ra những khoản vay có vấn đề nhanh hơn mà còn giúp xác định được vấn đề các cán bộ tín dụng có tuân thủ đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không.

Trong lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh, hoạt động kiểm soát rủi ro bao gồm:

+ Kiểm soát việc thực hiện chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay.

+ Kiểm tra định kì do kiểm soát viên thực hiện và báo cáo các trường hợp vi phạm .

Vì thế, ngân hàng cần nâng cao năng lực thẩm định nhằm kiểm soát rủi ro cho vay bằng các biện pháp như bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan; đào tạo,

nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác thẩm định. Song song với việc tăng năng lực thẩm định rủi ro, ngân hàng cũng cần tăng cường hơn nữa việc giám sát kiểm tra sử dụng vốn. Trong một số trường hợp, cán bộ thẩm định đồng ý cho vay vốn với mục đích phù hợp với quy trình cho vay nhưng trong thực tế người đi vay lại sử dụng vốn với mục đích khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ hoặc sử dụng sai mục đích.

- Gia tăng thu nhập:

Việc cho vay hộ kinh doanh đem lại thu nhập nhất định cho ngân hàng. Đây là hệ quả tất yếu của các mục tiêu trên. Theo đó, thu nhập tăng lên là nguồn tích lũy quan trọng để tăng quy mô vốn, đồng thời là nguồn để khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động, gắn với nỗ lực của người lao động với kết quả sau cùng của họ, cải thiện đời sống, thúc đẩy họ sáng tạo, tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)