Kết quả phân tích thực trạng cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 76 - 78)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Kết quả phân tích thực trạng cho vay hộ kinh doanh

Kết quả phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh trong chương 2 là một trong những căn cứ chủ yếu để đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh HDBank Đắk Lắk. Qua đó, nhận thấy rõ những điểm sau:

- Về dự báo nhu cầu cho vay hộ kinh doanh:

Thị trường mục tiêu của HDBank Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận như: Buôn Hồ, Cư Kuin, Eakar…đây là những huyện có mật độ dân cư cao, cũng như có tốc độ phát triển kinh tế nhanh so với các địa phương khác trong tỉnh. Trong đó, TP. Buôn Ma Thuột là nơi tập trung phần lớn trung tâm thương mại dịch vụ, các cơ sở kinh doanh buôn bán. Các huyện còn lại phát triên hcur yếu về cây công nghiệp như cây chè, cà phê, tiêu…và các cơ sở chế biến chè, cà phê. Nên đây là thị trường tiềm năng để phát triển cho vay hộ kinh doanh.

Tuy nhiên quy mô vẫn chưa đạt được mục tiêu mà chi nhánh đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng cho vay hộ kinh doanh trên địa bàn.

- Về tỷ lệ nợ xấu: Cùng với những bước tiến trong việc tăng trưởng dư nợ cho vay hộ kinh doanh cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát rủi ro cho vay, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu.

Hoạt động quản trị rủi ro vẫn còn quá chú trọng vào tài sản bảo đảm nên dễ dẫn đến hiện tượng coi nhẹ khâu thẩm định, thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng không chuẩn dẫn đến rủi ro nợ xấu. Bên cạnh đó, vẫn chưa

thực sự điều tra rõ nguồn gốc và tính pháp lý của tài sản bảo đảm dẫn đến hiện tượng lừa đảo, tranh chấp.

- Về cơ cấu cho vay: vẫn chưa cải thiện được theo mục tiêu định hướng mà chi nhánh đề ra. Đáng kể nhất, vẫn là cơ cấu cho vay theo ngành nghề vẫn chưa điều chỉnh tỷ trọng cho vay theo ngành cho hợp lý. Hơn nữa, ngân hàng chưa chú tâm nghiên cứu từng sản phẩm mục tiêu, ưu đãi riêng biệt cho mỗi ngành nghề.

Ngoài ra, cần điều chỉnh hợp lý tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ tổng dư nợ và cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm.

-Về mạng lưới, cơ sở vật chất: Chú trọng công tác phát triển mạng lưới và kênh phân phối cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, tăng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hình ảnh ở các phòng giao dịch.

- Về nâng cao chất lượng dịch vụ: phát triển dịch vụ bán lẻ là xu hướng được nhiều ngân hàng lựa chọn để hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể với sản phẩm và dịch vụ tiện ích gần như không có sự khác biệt. Do đó, chất lượng dịch vụ càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn.

Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng dịch vụ ở HDBank còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự tìm hiểu rõ mong muốn của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng chưa cao, số lượng phiếu khảo sát phát ra ít chưa có tính bao quát toàn địa bàn, chủ yếu vẫn ở trung tâm TP. Buôn Ma Thuột.

- Về chính sách cạnh tranh giành thị phần: vẫn chưa tập trung nghiên cứu đối thủ cạnh trạnh, thu thập thông tin về đối thủ, giành thị phần bằng cách là đưa ra những sản phẩm và dịch vụ có thể cùng loại nhưng với những chất lượng khác nhau.

- Về công tác tổ chức cho vay: vẫn chưa thiết lập được chính sách cho vay hộ kinh doanh cụ thể cung cấp cho cán bộ tín dụng đường lối chỉ đạo cụ thể,

chủ động hơn trong việc quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)