Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 91 - 92)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lí, và thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được coi là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, qua đó tạo động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, việc có được môi trường ổn định, sẽ giúp cho các hộ kinh doanh an tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hóa dịch vụ của dân cư. Đó là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh.

Chính sách tiền tệ và ngân sách phải được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ không phát huy tác dụng nếu ngân sách tiếp tục được nới rộng. Bên cạnh việc giảm đầu tư công, Chính phủ vẫn phải ưu tiên các dự án có mức sinh lời cao và việc cắt giảm đầu tư công

cũng sẽ không giúp giảm lạm phát nếu như dòng vốn không được "thu hồi" một cách hiệu quả, lãi suất thực vẫn tiếp tục âm.

Tăng cường năng lực và tính độc lập cho Ngân hàng Nhà nước: Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đủ thẩm quyền và công cụ chính sách, đồng thời cấu trúc quản lý lại bất cập để có thể vận hành như một ngân hàng trung ương thực thụ. Chính phủ cần có kế hoạch tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước theo hướng tăng cường tính độc lập và khả năng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế thị trường hiện đại. Từ đó, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xây dựng chính sách lãi suất ổn định, phù hợp với bối cảnh kinh doanh.

Chính phủ cũng cần "xì hơi" bong bóng bất động sản từ từ để tránh sự đổ vỡ đột ngột của thị trường, điều mà nếu xảy ra sẽ gây náo loạn khu vực tài chính với nguy cơ tác động lan tỏa tới hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nhằm giảm khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá nhà đất để phục vụ công tác thẩm định tài sản đảm bảo cho vay hộ kinh doanh dẫn đến ngân hàng định giá cao hoặc thấp hơn giá trị thực, từ đó, có thể phát sinh rủi ro tín dụng mà ngân hàng không mong muốn.

Cần có chính sách cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của hộ kinh doanh, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn. Ngoài giảm thuế để khuyến khích việc thành lập hộ kinh doanh, điều quan trọng là phải giảm và tiến tới loại bỏ những quy định của chính phủ cản trở sự phát triển của hộ kinh doanh. Thủ tục pháp lý càng đơn giản và nhanh bao nhiêu, kinh doanh càng có khả năng mở rộng bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)