Kiến nghị với Hội sở chính HDBank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 94 - 100)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Hội sở chính HDBank

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh thì việc giúp đỡ chỉ đạo va những chính sách định hướng của hội sở đóng vai trò rất quan trọng. Để hỗ trợ hoạt động cho vay hộ kinh doanh, hội sở cần tiến hành:

Trước hết, HDBank cần ban hành các danh mục cho vay theo ngành nghề cho từng chi nhánh đặc thù ở từng vùng miền, theo mục đích nhằm hạn chế cho vay tập trung vào một ngành nghề, đồng thời phát huy hiệu quả tài trợ vào các ngành truyền thống của HDBank. Đồng thời, quy định cụ thể hóa quy trình tín dụng cho từng sản phẩm riêng biệt. Hiện nay, HDBank đang áp dụng một quy trình cho vay chung áp dụng cho tất cả tài khoản vay và tất cả đối tượng khách hàng. Điều này, đã phát sinh những bất cập, chồng chéo, cán bộ tín dụng bỡ ngỡ khi gặp những vấn đề phát sinh.

Ngoài việc, xây dựng quy trình và ban hành sản phẩm khá chặt chẽ,cần yêu cầu các chi nhánh trên cơ sở công việc thực tế phát sinh hàng ngày, định kỳ tham gia góp ý kiến đối với các quy trình, quy định đang áp dụng, những bất cập khi áp dụng sản phẩm cho vay hộ kinh doanh vào thực tiễn, gửi về Hội sở chính để có cơ sở chỉnh sửa, ban hành văn bản phù hợp nhằm đảm bảo sản phẩm có hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro tiềm ẩn. Kiến nghị về mức phán quyết món vay; HDBank cần ban hành lại quy định về mức phán quyết tín dụng, trong đó cần tăng hạn mức phán quyết cho giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch.

Căn cứ vào việc theo dõi hàng ngày và nhận định diễn biến, xu hướng biến động lãi suất trên thị trường, Hội sở chính cần đưa ra các quyết định duy trì các mức chênh lệnh thích hợp để định hướng cho hoạt động cho vay của Ngân hàng chi nhánh, đảm bảo lãi suất cho vay hộ kinh doanh cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn

Trong thời gian tới, HDBank cần đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác cung cấp phần mềm. HDBank cần thực hiện hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại, đồng nhất, phải gắn kết với nhau nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ cán bộ nhân viên để tiếp thu và vận hành có hiệu quả của các chương trình phần mềm hiện đại. Nâng cao hơn nữa vai trò của Trung tâm Đào tạo HDBank thiết kế các chương trình đào tạo thiết thực, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, đào tạo thực hành và các kỹ năng bổ trợ khác…đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, Trung tâm cần phối hợp với các trường Đại học, học viện, các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước để cùng xây dựng các chương trình đào tạo ngắn – trung – dài hạn theo mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên chi nhánh, đồng thời còn bồi dưỡng kiến thức sư phạm để Ban lãnh đạo HDBank tham gia vào đội ngũ giảng viên nội bộ.

Hội sở chính HDBank nên thuê tư vấn nước ngoài xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể cho toàn ngân hàng, đặc biệt đội ngũ ban lãnh đạo của các chi nhánh nhằm hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng

nhu cầu phát triển tăng tốc hiện nay và trong tương lai. Đây là một trong những bước đi chiến lược để HDBank xây dựng cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập với quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của HDBank trong những năm tới đây.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:

- Phân tích các căn cứ đề xuất giải pháp. Các căn cứ đó bao gồm: Kết quả phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh; bối cảnh thị trường và định hướng cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng hộ kinh doanh tại HDBank Đắk Lắk

- Luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, với hội sở chính HDBank. Các kiến nghị này nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nỗ lực nghiên cứu, đề tài đã đạt một số nghiên cứu chủ yếu sau đây:

-Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Đồng thời, phân tích tình hình và nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của các NHTM.

-Trên cơ sở các lý luận về cho vay hộ kinh doanh của NHTM ở chương 1, chương 2 tiến hành phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá tình hình cho vay hộ kinh doanh cũng như rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh HDBank Đắk Lắk.

-Dựa trên kết quả phân tích thực trạng cho vay hộ kinh doanh trong bối cảnh thị trường và định hướng cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng hộ kinh doanh tại Chi nhánh HDBank Đắk Lắk gồm 4 giải pháp chính và 2 giải pháp bổ trợ.

-Đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, với Hội sở chính HDBank. Các kiến nghị này tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trần Khôi An (2010), Mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[2] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2010), Giáo trình Quản trị ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[3] PGS.TS Phan Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

[4] HDBank (2015), Báo cáo chuyên đề tín dụng của 2012, 2013, 2014

[5] HDBank (2015), Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014

[6] Trần Thị Thu Hiền (2011), Phát triển cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng

[7] Đỗ Minh Hiệp, Nâng cao chất lượng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phú Bình, Luận văn Thạc sĩ ngàng Tài chính ngân hàng, trường Đại học Thái Nguyên

[8] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Hồ Chí Minh

[9] Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

[10] Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội

[11] TS. Hồ Hữu Tiến, bài giảng Quản trị ngân hàng I, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

[12] Lê Thị Quang Thư (2012), Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới – An Giang, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Cần Thơ

[13] Đặng Ngọc Việt (2012), Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đà Nẵng, Luận văn Thạc

sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[14] Lê Quang Vinh (2011), Mở rộng cho vay kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng HDBANK, chi nhánh đăk lăk (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)