7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNGVÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP
1.2.1. Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp
Trong Kinh tế học phát triển thì phát triển kinh tế nói chung là sự vận động đi lên theo hướng ngày càng hơn về kinh tế và xã hội. Sự phát triển là gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế mà thường được phản ánh bằng gia tăng GDP hay GNP thực, đồng thời duy trì ổn định cùng với việc gia tăng không ngừng mức sống cho dân chúng. Do vậy sự phát triển của các hoạt động kinh tế nào đó chính là sự gia tăng sản lượng được tạo ra và duy trì theo thời gian.
Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, mà còn thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động chịu tác động quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp.
Như vậy phát triển nông nghiệp phải bắt đầu từ tăng trưởng nông nghiệp. Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nhất định, nền
nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Nhưng muốn tăng trưởng nông nghiệp hay gia tăng quy mô thì thường gia tăng nguồn lực cho nông nghiệp. Nhưng sự gia tăng quy mô sản lượng có thể tăng về chất, nếu sự gia tăng này nhờ đầu tư thâm canh mạnh vào nâng cao kỹ thuật công nghệ của sản xuất. Phát triển nông nghiệp dựa theo mô hình dịch chuyển năng suất lao động nông nghiệp do thay đổi công nghệ. Mô hình này được xác định bởi công thức:
Năng suất lao động nông nghiệp (YA) = Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (YA) chia Số lượng lao động nông nghiệp (LA) = (YA/La) x (La/LA).
Trong đó: La là diện tích đất nông nghiệp. Như vậy năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào (i) năng suất đất (YA/La) và (ii) quy mô diện tích đất nông nghiệp (La/LA) hay là hệ số của đất - lao động. [2]
Nhóm tiêu chí phản ánh phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp: - Sản lượng và mức tăng sản lượng nông nghiệp;
- Giá trị sản lượng và mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp;
- Sản lượng nông nghiệp hàng hóa và mức tăng sản lượng nông nghiệp hàng hóa;
- Giá trị sản lượng nông nghiệp hàng hóa và mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp hàng hóa.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quá trình phát triển của các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan vừa chịu tác
động của các yếu tố chủ quan. Việc dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng lao động phù hợp để phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất là phải hướng tới một cơ cấu hợp lý, đa dạng, trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì vậy phải đi lên phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá lớn, kiểu mô hình kinh tế trang trại. Đồng thời khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới, đó là những hợp tác xã có hình thức và tính chất đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau.
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhất là đối với các nước trình độ công nghiệp hoá còn thấp như nước ta. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu sản xuất. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu bao gồm: thị trường, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tầng.
Nhóm tiêu chí chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
- Thay đổi tỷ trọng diện tích cây trồng, lao động trong nông nghiệp - Thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp;
- Thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất trong nội bộ từng ngành;
1.2.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực
Các nguồn lực trong nông nghiệp gồm lao động, đất đai, vốn, tiến bộ khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật... Quy mô về số lượng và chất lượng các nguồn lực được huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
a. Đất nông nghiệp
Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp tăng lên theo hướng tập trung và theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp. Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đường, một là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn, hai là con đường sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt cho một chủ sở hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
b. Lao động trong nông nghiệp
Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng những người trong độ tuổi, những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Chất lượng lao động gồm thể lực, trí lực, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ, tay nghề... Để nâng cao chất lượng lao động cần nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ của người lao động, cần phải có cải cách hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thị trường lao động. Sự
hình thành thị trường sức lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần được sự hướng dẫn và bảo vệ của Nhà nước và Pháp luật. Mở rộng hệ thống các trung tâm đào tạo và hình thành các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động.
Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
c. Vốn trong sản xuất nông nghiệp.
Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động, là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, v.v.. được sử dụng vào quá trình SXNN. Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng, có thể được chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật. Nên các biện pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
d. Khoa học công nghệ
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con người. Hệ thống chuồng trại, các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng hợp lý phân bón, công nghệ chế biến bảo quản tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện và từng bước phát triển nhằm phục vụ cho SXNN.
công nghệ mới trong quá trình sản xuất, chế biến đã làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển, quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội. Tuy nhiên cần kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trong nông nghiệp.
Các tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực - Diện tích đất sử dụng;
- Năng suất đất;
- Số lượng lao động qua các năm;
- Sản lượng, thu nhập của 1 lao động/ năm (hoặc 1ha) - Tổng số vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp;
- Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp;
1.2.4. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Tổ chức sản xuất theo mô hình nào quyết định mức sản lượng đầu ra hay quy mô SXNN. Các mô hình phát triển nông nghiệp đặc biệt là mô hình của Todaro (1990) đã chỉ ra rằng quá trình này gắn với quá trình thay đổi tổ chức SXNN từ sản xuất tự cấp tự túc của hộ gia đình chuyển dần tới mô hình trang trại chuyên môn hóa cao. Các trang trại phát triển sẽ xuất hiện nhu cầu hợp tác với nhau và mô hình hợp tác xã sẽ được áp dụng.
Quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất này cũng sẽ bảo đảm cho nguồn lực được phân bổ và sử dụng trong SXNN một cách có hiệu quả và kết quả là năng suất nông nghiệp tăng lên và sản lượng nông nghiệp do đó mà tăng lên.
Kinh tế trang trại: phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục tình trạng sản
xuất phân tán, manh mún. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đất đai và nguồn vốn. Do vậy phát triển kinh tế trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Kinh tế hợp tác xã: HTX đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội ở địa phương, tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhờ hoạt động của HTX, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ SXNN phần nào đáp ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó cũng có những hạn chế là sở hữu manh mún của các xã viên, tổ hợp tác làm hạn chế các quyết định của HTX, tổ hợp tác với tính chất làm ăn nhỏ lẻ. Các HTX chỉ hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp; các tổ kinh tế hợp tác từng bước được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng. Kinh tế hộ, số hộ hoạt động trong lĩnh vực SXNN chiếm tỷ lệ cao, nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về nhiều mặt nên chưa thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh.
Doanh nghiệp SXNN: được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản.
Nhóm tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp:
- Mức tăng tỷ lệ trang trại hay doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp;
- Mức tăng tỷ lệ doanh thu của các trang trại hay doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp;
- Gia tăng quy mô sản xuất của các loại hình tổ chức sản xuất.
1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
Tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp được thực hiện theo hai phương thức: quảng canh và thâm canh. Để phân biệt hai phương thức này, K.Mác (1963) đã chỉ rõ: “Tái sản xuất mở rộng được thực hiện "quảng canh" nếu chỉ mở rộng diện tích ruộng đất và "thâm canh" nếu sử dụng hiệu quả hơn
các tư liệu sản xuất”. Như vậy, thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. [11]
Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong điều kiện sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn. Vì vậy giải thích đúng đắn thâm canh nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Trong lý thuyết Phát triển kinh tế, Sung Sang Park (1992) cho rằng quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển, phát triển và đây cũng là quá trình phát triển theo chiều sâu dựa vào tăng cường thâm canh. Do vậy, SXNN cũng đòi hỏi trình độ sản xuất và kỹ thuật cao do đó thâm canh sẽ góp phần phát triển theo chiều sâu. Như vậy phát triển nông nghiệp dựa trên đầu tư thâm canh theo chiều sâu là quá trình không ngừng cải thiện và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới đi cùng với phương thức quản lý hiệu quả các nguồn lực trong SXNN. Quá trình đó được vận hành bởi những lao động có chất lượng cao và do đó năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao. Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu đi liền với đầu tư theo chiều sâu hay thâm canh và cùng hướng tới mục tiêu tăng năng suất, chất lượng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. [20]
Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh:
- Giống mới và tỷ lệ diện tích giống mới trong tổng số diện tích - Mức đầu tư trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp; - Diện tích đất trồng trọt được tưới tiêu bằng hệ thống thủy lợi; - Số lượng máy kéo, các hồ chứa, các trạm bơm;
- Tỷ lệ điện khí hóa, thông tin liên lạc, kết nối internet.
1.2.6. Nâng cao kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp
Kết quả SXNN là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị của SXNN. Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra.
Nâng cao kết quả SXNN thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố